Alibaba và những dự án “ma”: Bị điều tra vẫn lập công ty mới để hoạt động
Mặc dù Alibaba đang bị Bộ Công an tiến hành điều tra, thậm chí bị phong tỏa tài khoản, thế nhưng đơn vị này vẫn tiếp tục lập công ty mới để ký hợp đồng với khách hàng.
Lập lờ, coi thường pháp luật…
Như DĐDN đã thông tin, sau hàng loạt các dự án “ma” tại TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, nhiều cơ quan chức năng của các tỉnh thành phố đã vào cuộc, dư luận lên án một cách gay gắt, thế nhưng câu chuyện của Alibaba dường như chưa bao giờ có dấu hạ nhiệt. Đáng chú ý, sau những tồn tại của Alibaba, Thủ tướng Chính phủ đã phải lên tiếng và chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc nhưng xem ra Alibaba bất chấp pháp luật, liên tiếp tạo ra những hành động hết sức lộng hành, đáng ngờ, khiến cho diễn biến ngày càng phức tạp, cụ thể:
Sau khi Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba bị Bộ Công an và ngân hàng phong tỏa tài khoản, một công ty mới với tên gọi “Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ địa ốc Alibaba” có trùng địa chỉ với Công ty Alibaba do ông Nguyễn Thái Luyện làm Chủ tịch HĐQT. Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng ông Luyện đã lập công ty mới để tiếp tục hoạt động?
Theo thông tin cung cấp của các cơ quan chức năng thì: Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ địa ốc Alibaba mới được thành lập ngày 2/8/2019 có mã số thuế: 0315824882, có trụ sở 36 đường 27, khu phố 9, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức do bà Đào Thị Thanh Lợi làm đại diện pháp luật. Bà Đào Thị Thanh Lợi sinh năm 1994, hộ khẩu tại TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa; chỗ ở hiện tại 120 Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, TP.HCM.
Có thể bạn quan tâm
Khách hàng lại kéo đến trụ sở Alibaba giăng băng rôn, yêu cầu trả lại tiền
15:12, 26/08/2019
“Kỳ án” Alibaba và những dự án “ma”: Vì sao cứ phải chờ tới Thủ tướng chỉ đạo?
04:50, 19/08/2019
Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ nội dung báo phản ánh liên quan đến Công ty địa ốc Alibaba
18:04, 14/08/2019
Chủ tịch Công ty địa ốc Alibaba bị xử phạt 7,5 triệu đồng
17:21, 01/08/2019
Alibaba rao bán dự án ảo bất chấp chính quyền cảnh báo
09:45, 29/07/2019
…để trục lợi
Điều đáng nói là ngay sau khi thành lập, Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ địa ốc Alibaba đã tham gia vào hệ thống Công ty Alibaba, đứng ra ký hợp đồng, thu tiền khách hàng đặt cọc và thanh toán tại dự án với tên gọi “Venice City” ở Bình Thuận (một dự án “ma” đã bị tỉnh Bình Thuận cảnh báo trước đó). Điều này được thể hiện trên phiếu thu do Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ địa ốc Alibaba, lập có đóng dấu của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba “Đã Thu tiền”.
Tuy nhiên, theo hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khách hàng sẽ ký với một công ty con nằm trong hệ thống của Alibaba, đơn cử như: Công ty Chiến Thắng, Công ty Tia Chớp…nhưng lại ký hợp đồng quyền chọn với Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba.
Cụ thể, ngày 11/9/2019, Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba có văn bản 07/0919/KD-Ali thông báo gửi đến khách hàng về việc : “áp dụng mức lợi nhuận 3% cho thời gian vượt thanh toán gốc + lãi trong thời gian chưa thanh toán được cho khách hàng với lý do “Bộ Công an đang phong tỏa tài khoản”, và thông báo này do chính Giám đốc điều hành - Nguyễn Thái Luyện ký tên”. Tuy nhiên, sự lập lờ, bất minh là trên thông báo này lại đóng dấu treo của Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ địa ốc Alibaba.
Như vậy, với vụ việc Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ địa ốc Alibaba, sau khi thành lập và đứng ra ký hợp đồng, thu tiền đặt cọc và thanh toán với khách hàng nhưng trên phiếu thu lại có dấu vuông “Đã Thu tiền” của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba là cố tình lập lờ, gây nhầm lẫn cho khách hàng rằng hai công ty là một là hết ức nguy hiểm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc Alibaba để các công ty không liên quan đứng ra ký kết với khách hàng, rồi sau đó lại cho một công ty “không liên quan” đứng ra thông báo, cam kết thu mua với lãi suất là hết sức mập mờ và coi thường pháp luật.