Minh bạch khai thác khoáng sản: Mất 5.000 tỷ đồng vì không có hướng dẫn

Thy Hằng 31/10/2019 14:03

Việc gần 5.000 tỷ đồng không được nộp vào ngân sách do lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chỉ là một chuyện, lớn hơn nữa và vấn đề làm sao minh bạch hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo Chương trình, ngày 01/11/2019, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về đề xuất của Chính phủ cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. Với lí do thiếu văn bản hướng dẫn luật nên việc thu tiền khoáng sản và tài nguyên nước không thực hiện được. Theo khi, việc hồi tố truy thu tiền cấp quyền cũng không phù hợp với nguyên tắc không hồi tố của hệ thống pháp luật Việt Nam.

p/Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các khu vực chưa thăm dò được cho là không khả thi vì cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá không hiểu được “vật” đấu giá như thế nào, chất lượng ra sao, doanh nghiệp cũng không dám bỏ giá.br class=

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các khu vực chưa thăm dò được cho là không khả thi vì cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá không hiểu được “vật” đấu giá như thế nào, chất lượng ra sao, doanh nghiệp cũng không dám bỏ giá. Ảnh: Minh Anh

Ngân sách thất thu 5.000 tỷ đồng?

Mặc dù tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã được quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010 và tài nguyên nước nêu tại Luật Tài nguyên nước 2012, lần lượt có hiệu lực 1/7/2011 và 1/1/2013. Tuy nhiên, 2 năm 6 tháng sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực, Nghị định hướng dẫn mới được ban hành. Còn Luật Tài nguyên nước cũng phải đợi 4 năm 8 tháng kể từ khi luật có hiệu lực mới có hướng dẫn.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI: Cân nhắc bổ sung hình thức xử phạt bổ sung ở một số quy định trong tài nguyên nước và khoáng sản

    08:11, 31/10/2019

  • Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản

    20:10, 15/08/2019

  • Quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

    22:21, 02/08/2019

  • Quảng Ninh tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản

    17:14, 24/05/2019

Do đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước theo hiệu lực văn bản hướng dẫn. “Dự tính, số tiền ước tính miễn thu khoảng 5.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết.

Con số thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng được đánh giá là không nhỏ trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn. Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM nhận xét,“Chúng ta thu thuế của những tiểu thương, ngành hàng nhỏ, nhưng lại buông lỏng việc thu thuế của nhiều doanh nghiệp lớn. Quốc hội ban hành Luật nhưng lại phải lùi triển khai, làm giảm hiệu lực của Luật. Việc lùi trái cả những luật đã ban hành. Điều này là rất mâu thuẫn, rất khó trả lời với cử tri, ĐBQH rất khó khi phải bấm nút việc này. Không chỉ là con số 5.000 tỷ đồng mà chính chúng ta sẽ góp phần làm vô hiệu hóa luật. Cần phải đặt thượng tôn pháp luật lên đầu".

Truy trách nhiệm

Trao đổi với DĐDN về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường khẳng định, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là tất yếu bởi đây là tài nguyên mà tài nguyên này không khuyến thích khai thác, sử dụng, nếu khai thác sử dụng thì phải chia sẻ nguồn lợi ấy cho toàn xã hội.

“Ngay bản thân Chính phủ cũng nhìn nhận và nhận trách nhiệm là do lỗi ban hành văn bản nhà nước chậm, trong trường hợp này, muốn thu cũng không thu được. Rõ ràng phải lùi thời hạn thu, nhưng đi kèm với đó phải tính đến câu chuyện trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên quan việc chậm chễ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, hai điều này cần tiến hành song trùng”, Đại biểu Cường nhấn mạnh.

Được biết, Ủy ban Kinh tế mới đây cũng kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân trong việc chậm ban hành hai Nghị định nêu trên theo quy định.

Ông Cường đồng thời cho rằng, phải thay đổi điều này ngay ở nhiệm kỳ này. Với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Đại biểu khẳng định khi trình Luật đơn vị soạn thảo phải trình kèm các văn bản thông tư hướng dẫn, không còn tình trạng nợ đọng các văn bản.

“Qua đó cũng cho thấy một điều, Nhà nước cần nỗ lực nhiều hơn trong việc đưa ra những thể chế để minh bạch hoá trong các lĩnh vực về sử dụng khoáng sản, tài nguyên, tài sản công so với những cải cách hiện tại”, Đại biểu Cường khẳng định.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục nội dung này

Thy Hằng