Từ Heineken, Coca Cola bị truy thu thuế: Đâu chỉ doanh nghiệp FDI
Trên phương diện nhà nước, chuyển giá né thuế sẽ khiến nhà nước thất thu thuế. Nhưng trên phương diện doanh nghiệp, đây chỉ là một phương án để tối ưu lợi nhuận – mục tiêu của mọi doanh nghiệp.
Cuối năm 2019, Vụ thanh tra, Tổng cục Thuế đã đưa ra kết quả hàng loạt vụ thanh tra điển hình, trong đó có thanh tra công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola, truy thu và phạt hơn 821,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ 76,3 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 762,6 tỷ đồng.
Nhiều “ông lớn” FDI chuyển giá
Cụ thể, Tổng cục Thuế ra quyết định truy thu 471 tỉ đồng tiền thuế của Coca-Cola Việt Nam gồm thuế GTGT hơn 60 tỉ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 359 tỉ đồng, thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 52 tỉ đồng.
Cơ quan thuế cũng tính tiền chậm nộp hơn 288,6 tỉ đồng và lưu ý số tiền chậm nộp này mới tính đến hết ngày 16/12/2019. Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn bị phạt vi phạm hành chính hơn 61,6 tỉ đồng.
Ngoài ra, qua thanh tra còn giảm số lỗ phát sinh trong niên độ thanh tra hơn 762 tỉ đồng, xác định số lỗ của giai đoạn trước (từ 2002-2006) không được chuyển lỗ là hơn 202,3 tỉ đồng. Giảm thuế GTGT còn được khấu trừ (tháng 12-2015) chuyển kỳ sau là hơn 72,8 tỉ đồng.
Đại diện Coca-Cola Việt Nam nhận định, Coca-Cola Việt Nam đã mắc phải những sai sót nhỏ mới dẫn đến việc bị truy thu thuế trên và công ty sẽ hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ được yêu cầu.
Đây là lần đầu tiên Coca-Cola Việt Nam bị truy thu thuế. Kể từ khi bước chân vào Việt Nam từ năm 1995 cho đến nay, Coca-Cola liên tục báo lỗ. Trong hơn 25 năm hoạt động của mình, doanh nghiệp này báo lỗ tới hơn 20 năm liên tục.
Việc doanh nghiệp báo lỗ tương ứng với việc không phải đóng các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này đã khiến Công ty Coca-Cola VN từng bị Cục Thuế TP.HCM xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm.
Theo cơ quan thuế, “bí quyết” để doanh nghiệp này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao.
Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006 - 2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80 - 85% giá vốn. Đến cuối năm 2012, số tiền lỗ lũy kế của Coca-Cola đã lên đến 3.768 tỉ đồng, vượt cả số tiền đầu tư ban đầu của tập đoàn là 2.950 tỉ đồng.
Tuy nhiên, việc chứng minh Coca Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù.
Ngoài Coca-Cola, trong đợt này Heineken cũng bị cơ quan thuế của Việt Nam truy thu 916 tỉ đồng. Trước đó, hàng loạt doanh nghiệp FDI như Metro, Pepsi Việt Nam, Adidas, Keangnam Vina… cũng lần lượt được cơ quan thuế Việt Nam phát hiện và truy thu.
Đến lượt doanh nghiệp nội cũng báo lỗ
Nhưng việc chuyển giá tránh thuế này không chỉ dừng lại ở mỗi doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội hiện nay cũng đang thực hiện chuyển giá để “né” thuế. Các doanh nghiệp này không đến nỗi “báo lỗ liên tục” như các doanh nghiệp FDI, nhưng cũng khiến ngân sách nhà nước thất thu. Asanzo có thể là một ví dụ.
Về cơ bản, chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn hay nhóm liên kết không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các tập đoàn hay của nhóm liên kết.
Đơn giản, là việc các thành viên trong tập đoàn cấu kết với nhau để nâng giá vật tư, thiết bị đầu vào, kéo giảm lợi nhuận.
Tại Asanzo, cơ quan điều tra xác định doanh nghiệp này đã sử dụng các công ty do người lao động của Asanzo làm đại diện (chưa chính minh được Asanzo có điều hành) để thực hiện các hành vi mua bán thiết bị nhằm gia tăng giá trị. Ngoài ra, các công ty này có dấu hiệu ghi cao hơn giá trị giao dịch với mục đích trốn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp…
Thực ra rất khó để xác định được một doanh nghiệp chuyển giá, né thuế. Bởi muốn xác định được chuyển giá, né thuế cần lượng lớn nhân lực trong thời gian dài soi xét các báo cáo, kết quả kinh doanh. Trong khi đó, nguồn nhân lực ngành kiểm toán hiện nay có hạn, và hiểu biết về chuyển giá còn hạn chế, hiểu theo một cách khá đơn giản trái ngược với bản chất phức tạp của vấn đề.
Có thể bạn quan tâm
Từ án phạt gian lận thuế của Cocacola, Heineken: Nhận diện muôn nẻo chuyển giá của các đại gia FDI
12:04, 15/01/2020
Chống chuyển giá ngay từ khâu đầu tư
09:09, 14/05/2019
Không khuyến khích thanh toán tiền mặt, chống chuyển giá
11:01, 13/05/2019
Trong khi đó, trên phương diện doanh nghiệp, chuyển giá, né thuế chỉ là một biện pháp cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận. Thực tế chẳng có doanh nghiệp nào thích đóng thuế cả.
Tại Mỹ, để né khoản thuế doanh nghiệp 35%, các “ông lớn” như Microsoft, Google, HP, Starbucks, Coca-Cola, PepSiCo… đều chuyển lợi nhuận đến các “thiên đường thuế” như Bermuda, Puerto Rico,…
Nghiên cứu cho thấy dù thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước OECD đã giảm từ mức trung bình 32,6% năm 2000 xuống còn 25,4% vào năm 2011, việc chuyển giá để né thuế vẫn tiếp tục tăng.
Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống pháp lý về chuyển giá vẫn chưa hoàn chỉnh cùng với thiết chế pháp lý chưa đủ mạnh tay khiến nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn lợi dụng chuyển giá để trốn thuế phải nộp…
Trong khi đó, các nhà làm luật cũng chưa chắc sẽ mạnh tay trừng phạt các hoạt động chuyển giá này, nhất là đối với các doanh nghiệp FDI, bởi lẽ các doanh nghiệp này đang tạo hàng trăm nghìn việc làm cho lao động tại Việt Nam, và đóng góp 1 phần không nhỏ vào GDP.
Các hình thức chống chuyển giá Chuyển giá được hiểu một cách đơn giản đó chính là sự chuyển lợi nhuận ở nơi có mức thuế suất cao về các quốc gia được ưu đãi về thuế. Đa phần báo chí đều đề cập tới câu chuyện Chuyển ra ("chuyển lợi nhuận ra nước ngoài") đối với các công ty bị lỗ nhiều năm, nhưng ít khi đề cập trường hợp ngược lại tức là là chuyển giá vào ("chuyển lợi nhuận vào") kể cả công ty có lãi hàng trăm tỷ vẫn nằm trong dạng chuyển giá (đang trong giai đoạn được ưu đãi thuế). Chuyển giá ("lợi nhuận") ra nước ngoài thông qua các hình thức như thế nào? Nâng giá nguyên liệu đầu vào Đây là hình thức phổ biến và khó phát hiện nhất thường xuyên được sử dụng bởi các công ty này, vì vấn đề bảo mật công thức, hay không có nguyên liệu thay thế do đó việc nâng giá để điều chỉnh lợi nhuận tương đối dễ. Ví dụ: Công ty A hoạt động ở thị trường Việt Nam với doanh thu hàng năm 100 tỷ, doanh thu và lợi nhuận như sau: Trước chuyển giá: Doanh thu : 100 tỷ Giá vốn Nguyên vật liệu : (80 tỷ) Chi phí khác (QL & BH) : (10 tỷ) Lợi nhuận : 10 tỷ Thuế * 20% : 2 tỷ Sau chuyển giá: Doanh thu : 100 tỷ Giá vốn Nguyên vật liệu : (90 tỷ) – nâng giá đầu vào 10 tỷ Chi phí khác : (10 tỷ) Lợi nhuận : 0 tỷ Thuế * 20% : 0 tỷ Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0 Nâng giá mua thiết bị đầu vào – dây chuyền sản xuất Thông thường để kiểm soát chi phí các công ty mẹ hoặc các công ty trong cùng tập đoàn sẽ bán luôn cho công ty con các dây chuyền sản xuất và các thiết bị đi kèm, và rất ít các trường hợp mua trực tiếp từ các nhà cung cấp. Việc này cũng tương tự như việc nâng giá nguyên vật liệu đầu vào, giá thành sản xuất sẽ tăng cao thông qua việc khấu hao tài sản. Cũng từ ví dụ ở Công ty A, sau khi chuyển giá tổng chi phí khấu hao tính vào giá thành sẽ tăng lên như sau: Doanh thu : 100 tỷ Giá vốn Nguyên vật liệu : (95 tỷ) – tăng do chi phí khấu hao đầu vào tăng Chi phí khác : (10 tỷ) Lợi nhuận : -5 tỷ Thuế * 20% : 0 tỷ Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0 Chuyển giá thông qua phí phân bổ từ công ty mẹ Tập đoàn ("bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu") Đây là các tài sản vô hình và việc định giá phân bổ về lại cho công ty con ở Việt Nam là chuyện rất bình thường, vì lý do anh đang xài thương hiệu của tôi nên anh phải trả phí là chuyện đương nhiên, như trường hợp của Cocacola, Pepsi, Honda…tuy nhiên, chưa có cơ sở chắc chắn để xác định các chi phí này là hợp lý. Cũng từ ví dụ ở Công ty A, sau khi chuyển giá tổng chi phí bản quyền tính vào giá thành sẽ tăng lên như sau: Doanh thu : 100 tỷ Giá vốn Nguyên vật liệu : (80 tỷ) Chi phí khác : (20 tỷ) – tăng do chi phí bản quyền Lợi nhuận : 0 tỷ Thuế * 20% : 0 tỷ Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0 Bán với giá thấp hơn cho công ty mẹ và các công ty trong cùng tập đoàn Thay vì chuyển giá thông qua nâng cao giá mua đầu vào thì các Tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng phương pháp hạ giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn. Việc hạ giá thành sản phẩm hay bán thấp hơn rất nhiều so với bên thứ 3 cũng thương được sử dụng đối với các công ty gia công sản xuất, tạm nhập tái xuất ở Việt Nam. Cũng từ ví dụ ở Công ty A: Doanh thu : 80 tỷ - giảm giá bán cho công ty mẹ Giá vốn Nguyên vật liệu : (80 tỷ) Chi phí khác : (10 tỷ) Lợi nhuận : (10 tỷ) Thuế * 20% : 0 tỷ Sau chuyển giá số thuế đóng cho Cơ quan thuế Việt Nam = 0 Chuyển giá thông qua các hình thức khác Tăng chi phí lãi vay, chi phí marketing phân bổ từ công ty mẹ, chi phí sử dụng phần mềm… rất nhiều các chi phí khác mà trong các năm gần đây cơ quan thuế Việt Nam gần như tìm cách bóc tách và xử lý đưa về bản chất thực sự phát sinh hay không, và hàng loạt các đơn vị nằm trong diện đã phải bị truy thu thêm như Pepsi, Honda… Chuyển giá ("lợi nhuận") vào Việt Nam Đầu tư mở rộng Thông thường các dự án đầu tư vào Việt Nam trong thời gian đầu thường được hưởng ưu đãi theo các diện miễn thuế từ 2-4 năm, giảm thuế từ 4 đến 9 năm, thông thường sẽ hưởng lãi suất thấp hơn nhiều so với mức thông thường ("20%"). Tận dụng trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thay vì chuyển lợi nhuận ra các quốc gia khác, các Tập đoàn sẽ tận dụng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, mở rộng thêm nhà máy để gia tăng sản lượng sản xuất ở thị trường Việt Nam. Căn cứ thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài Chính về thuế thu nhập doanh nghiệp, một dự án được coi là đầu tư mở rộng nếu đáp ứng 1 trong 3 tiêu chí: - Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP - Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư. - Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kỹ thuật trước khi đầu tư ban đầu. Như vậy theo như bộ hồ sơ trình cho sở kế hoạch đầu tư và các cơ quan chức năng nếu Công ty có mở rộng vượt công suất thiết kế, vượt quy mô vốn ban đầu ("đang được hưởng ưu đãi’) thì phần vượt quá này sẽ nằm trong diện phải đóng thuế ở mức thuế hiện hành. Ví dụ: Công ty B có tổng lợi nhuận 100 tỷ, đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế 0%. Lợi nhuận dự án hiện tại: 100 tỷ Lợi nhuận dự án mở rộng: 50 tỷ Tổng lợi nhuận = 150 tỷ * 0% = 0 tỷ. Trường hợp phần dự án mở rộng vượt quá quy mô đăng ký/thiết kế ban đầu, mà doanh nghiệp không chủ động xin tiếp tục ưu đãi thì số thuế mà Công ty B này phải đóng thêm là = 50 tỷ * 20% = 10 tỷ. Điều chỉnh giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn Hình thức này ngược lại với chuyển giá ra, tức là Công ty ở Việt Nam sẽ nâng giá bán cho 1 công ty khác trong cùng tập đoàn đang chịu thuế suất cao hơn nhiều so với ở Việt Nam. Điều này sẽ làm giảm tổng số thuế phải đóng ở quy mô tập đoàn và tối đa hóa lợi nhuận cũng như dòng tiền. Đinh Minh Tuấn - Giảng Viên Thuế - ACCAs |