Quận Hà Đông, Hà Nội “né” câu hỏi liên quan đến việc phá dỡ Công viên nước Thanh Hà

Vinh Đức 11/02/2020 19:05

Tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 11/2, đại diện UBND quận Hà Đông nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình phá dỡ Công viên nước Thanh Hà.

Cụ thể, phóng viên đã đặt vấn đề về việc, sau khi quận tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ công trình đã có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó, có ý kiến cho rằng, đây là việc “phá dỡ chứ không phải tháo dỡ”. Ngoài ra, dư luận đặt vấn đề Công viên nước Thanh Hà là công trình lớn đã được xây dựng trong thời gian rất lâu, vậy UBND quận có biết không và các cán bộ, đơn vị có liên quan công trình này đã bị xử lý trách nhiệm như thế nào?.

xzercufdsah stucgerw

Đại diện UBND quận Hà Đông khẳng định rằng toàn bộ quá trình thực hiện cưỡng chế công viên nước Thanh Hà được địa phương làm đúng theo quy định của pháp luật

Trước vấn đề trên, ông Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết, khu vực công viên nước Thanh Hà thuộc dự án Thanh Hà Cienco 5 và quy hoạch của khu xây dựng dự án này là khu đất công cộng. “Ở đây, chủ đầu tư xây dựng không có phép nên cơ quan Hà Đông đã thiết lập biên bản, hồ sơ xử lý vi phạm xây dựng không phép đối với công trình này. Việc thiết lập hồ sơ, các bước theo đúng các quy định pháp luật quy định”, ông Ngọc nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội: Công viên nước Thanh Hà bị “phá hủy” hay “tháo dỡ”?

    04:50, 09/02/2020

  • Cận cảnh "Disneyland của Việt Nam" sau gần 2 tháng bị “vùi dập”...

    07:50, 04/02/2020

Liên quan đến thông tin một số hạng mục công trình không vi phạm mà cưỡng chế, ông Ngọc cho rằng, qua biên bản thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đã thiết lập 19 hạng mục công trình thuộc Công viên nước Thanh Hà là vi phạm.

Dù được đề nghị làm rõ quan điểm của quận Hà Đông trong quá trình cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà là tháo dỡ hay phá dỡ, nhưng trong phần trả lời, ông Ngọc lòng vòng giải thích quá trình triển khai, xử lý các hạng mục trong Công viên nước Thanh Hà đảm bảo đúng trình tự quy định pháp luật.

Chưa hài lòng trước câu trả lời của ông Ngọc, một số phóng viên đã tiếp tục hỏi về việc phương án cưỡng chế được phê duyệt chưa và đây phá dỡ hay tháo dỡ, có đúng quy định không?

Như báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, Công viên nước Thanh Hà chủ đầu tư là Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Công ty Cienco5 ) có vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng, được xác định xây dựng nhằm mục đích phục vụ công cộng; làm khu vui chơi cho trẻ em. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng đã xảy ra 2 vụ đuối nước thương tâm.

Trước sự việc trên, các cơ quan chức năng quận Hà Đông đã kiểm tra và xác định công viên nước Thanh Hà là hạng mục xây dựng phải có giấy phép xây dựng, nhưng chủ đầu chưa thực hiện việc xin phép xây dựng. Do đó, UBND quận Hà Đông yêu cầu chủ đầu tư dừng khai thác, sử dụng để chờ xử lý. Đến ngày 15,16/1/2020, Phường Phú Lương (quận Hà Đông, Hà Nội) triển khai kế hoạch tháo dỡ toàn bộ các công trình, theo Quyết định số 5079 ngày 24/12/2019 của UBND quận Hà Đông về việc cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty Cienco 5 về hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại lô A2.2 CCĐT01, Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 trên địa bàn.

Sau hai ngày thực hiện cưỡng chế, công viên nước Thanh Hà đã bị phá hủy toàn bộ, không hạng mục nào còn nguyên vẹn. Kể cả hạng mục cây xanh không có tên trong danh mục bị cưỡng chế cũng bị “quật đổ” ngổn ngang.

Xung quanh câu chuyện công viên nước hiện đại bậc nhất thủ đô biến thành một đống “đổ nát” bởi quyết định của quận Hà Đông, Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định, ở đây có sự “lạm dụng” trong quá trình thực hiện cưỡng chế.DĐDN trân trọng giới thiệu bài viết: Vụ "phá hủy" Công viên nước Thanh Hà - Chính quyền "lạm dụng" cưỡng chế trên số báo 13 ra ngày 12/02/2020? 

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin.

Vinh Đức