Thép Việt bị Thái Lan áp thuế chống bán phá giá tối đa 51,6%
Thái Lan vừa ban hành kết luận cuối cùng của cuộc điều tra chống bán phá giá đối một số sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan thông báo về việc Thái Lan ban hành kết luận cuối cùng của cuộc điều tra điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối một số sản phẩm ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (bao gồm 169 mã HS).
Theo thông báo trên, Ủy ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan đã quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97%-51,61% (giá CIF) đối với các sản phẩm thép nhập khẩu bị điều tra nhằm ngăn chặn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.
Tuy nhiên, thuế chống bán phá giá sẽ được miễn áp dụng đối với nhập khẩu hàng hóa liên quan nhằm sản xuất để xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu với mục đích sử dụng đặc biệt hoặc hàng hóa được xếp vào loại đặc biệt.
Theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá, lệnh áp thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng tối đa trong 05 năm và hàng năm các thành viên có thể tiến hành rà soát mức thuế áp dụng trên cơ sở có yêu cầu chính thức từ phía các bên liên quan hoặc cơ quan điều tra thấy cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp Việt ứng phó với phòng vệ thương mại thế nào?
05:20, 24/01/2020
Tăng cường giải pháp đối phó với nguy cơ phòng vệ thương mại
17:10, 23/12/2019
Đối diện với phòng vệ thương mại
11:02, 30/08/2019
Doanh nghiệp đối mặt với thách thức về phòng vệ thương mại
11:13, 28/08/2019
Thời gian gần đây, vòng xoáy phòng vệ thương mại đang diễn ra căng thẳng trên toàn thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã mở cửa và gia nhập vào hàng loạt các FTA thế hệ mới thì Việt Nam không thể tránh được các vụ kiện phòng vệ thương mại (ở cả hai chiều) nên để hạn chế những rủi ro cho doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên minh bạch về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đồng thời doanh nghiệp nên chủ động trong việc tiếp cận các công cụ phòng vệ thương mại.
Nói như Tiến sĩ Phan Ngọc Tâm, Đại học Luật TP HCM, Giám đốc điều hành Công ty luật Tín & Tâm thì những biến động chính sách và những rủi ro kèm theo là hoàn toàn có thể dự báo và đánh giá trước. Rõ ràng là chúng ta không thể tránh được các rủi ro này, nhưng với sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và sự thận trọng cần thiết, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro và thiệt hại đến mức thấp nhất.
Ông Tâm cho rằng để đối phó với những rủi ro chính sách tương tự như cục diện mà ngành xuất khẩu thép đang đối mặt hiện nay, Việt Nam cần có giải pháp căn cơ và đồng bộ. Cụ thể, thứ nhất, công tác thông tin và cảnh báo phải thật sự được thực hiện một cách mạnh mẽ, xuyên suốt, chủ động và tích cực”, ông Tâm khẳng định.
Về phía nhà nước, ông Tâm cho rằng nhà nước cần có những động thái tích cực và mạnh mẽ phù hợp với các cam kết quốc tế trước việc ban hành và áp dụng các chính sách thương mại 1 chiều của các quốc gia khác mà chúng có thể gây ảnh hưởng hay tác động tiêu cực đến doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Về phía doanh nghiệp Việt Nam, sự chuẩn bị, trang bị những kiến thức về các chính sách thương mại quốc tế là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các doanh nghiệp cần có sự đầu tư đúng đắn trong việc tiếp cận tìm hiểu chính sách thương mại ở các thị trường liên quan, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời từ các chuyên gia, các nhà tư vấn, các luật sư… để giải quyết một cách hiệu quả nhất các vấn đề có thể phát sinh liên quan đến sự thay đổi hay biến động trong việc bán hành và thực thi các chính sách thương mại của các nước.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan của Việt Nam tiếp tục xem xét tham gia các đợt rà soát để bảo đảm quyền và lợi ích trong quá trình Thái Lan rà soát biện pháp.