Hàng loạt cửa hàng đóng cửa, treo biển “hết xăng”: Thiếu nguồn cung hay "găm hàng"?

Gia Nguyễn 27/05/2020 05:00

Chưa kịp tận hưởng sự ấm lên của thị trường nội địa sau diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nhiều cửa hàng xăng đã phải đóng cửa, treo biển “hết xăng” vì không nhập được hàng…

Theo đó, chỉ tính riêng trong ngày 26/5, dư luận liên tục nóng lên trước thực trạng nhiều cửa hàng xăng dầu tại Đắk Lắk, Bắc Giang, Hà Nội… phải đóng cửa, hoặc thông báo hết xăng vì "hàng về nhỏ giọt, bán vài tiếng là hết".

Phản ánh từ các đại lý bán lẻ xăng dầu, tình trạng khó nhập xăng dầu diễn ra từ giữa tháng 5, khi các doanh nghiệp nhận được thông báo sẽ giới hạn lượng cung cấp hàng trong ngày từ các đầu mối. Không chỉ có vậy, mức chiết khấu (hoa hồng) trên mỗi lít xăng bị hạ xuống bằng 0, càng kinh doanh càng lỗ nên một số cửa hàng đã tạm thời ngừng bán.

hgfgf

Xăng dầu khan hiếm bất thường, liệu có cần một kế hoạch nguồn cung minh bạch?

Thông tin với báo chí, đại diện cây xăng trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) cho biết, cửa hàng đã hết xăng từ chiều tối hôm qua (25/5) và đến giờ vẫn chưa thể nhập thêm. Hiện cửa hàng chỉ còn ít dầu trong bể và đang bán nốt.

Cũng theo vị đại diện này, các đầu mối cũng yêu cầu chúng tôi phải thông báo lượng hàng sẽ lấy trước 2 ngày, thay vì chỉ một ngày như trước, và có lấy được thì lượng hàng được nhập vào cũng vô cùng nhỏ giọt.

Tương tự, một cây xăng ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) cũng rơi vào cảnh hết hàng trong ngày 25/5. Nhân viên tại đây cho biết, tới hôm nay (26/5) mới có thêm hàng để bán.

Nguyên nhân tình trạng xăng, dầu bỗng trở lên khan hiếm xuất phát từ việc nhiều cửa hàng, đại lý bán lẻ xăng dầu khó đặt mua hàng từ các thương nhân phân phối, đầu mối kinh doanh xăng dầu trong khoảng một tuần nay. Theo các đại lý, nhiều doanh nghiệp đầu mối đang có dấu hiệu “găm hàng”, nhất là trong bối cảnh giá xăng có xu hướng đi lên, việc chờ giá lên cao mới bán là để bù cho phần lỗ sâu vài tháng trước.

Phản ánh với báo chí, ông Nguyễn Văn Tiu - Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu Tự Lực I cho hay, trước đây chỉ cần đặt hàng hôm trước là hôm sau có xe bồn chở tới tận nơi, hoặc thậm chí sau cuộc điện thoại là có hàng về. Giờ phải đặt hàng trước vài ngày, lượng mua cũng nhỏ giọt. Giờ chỉ mong có thể nhập được hàng về để bán, chứ không nghĩ tới lời, lỗ nữa rồi.

Không chỉ riêng các cửa hàng nhỏ, lẻ, Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội (HFC) cũng cho biết, đang phải tìm mọi cách xoay xở, cân đối cấp đủ hàng cho hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý theo sản lượng trung bình từng đơn vị.

Tuy nhiên, trước thực trạng trên, hàng loạt các ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh xăng, dầu đều khẳng định: không có chuyện găm hàng chờ giá(?).  

Trong đó, trả lời với cơ quan báo chí đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) khẳng định, doanh nghiệp này cam kết cung ứng đủ hàng cho các đại lý, tổng đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình và các đại lý đã ký hợp đồng kinh doanh với Petrolimex. Với các nhu cầu phát sinh mới, họ phải cân đối, sau khi đủ hàng cho hợp đồng sẵn thì mới có thể xem xét.

Trả lời về lý do khan hiếm xăng dầu trên thị trường, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, do diễn biến dịch COVID-19 có dấu hiệu giảm, đặc biệt sau khi Chính phủ dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội khiến nhu cầu sử dụng xăng dầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng tại thị trường nội địa tăng mạnh. Đồng thời các nhà máy lọc dầu quốc tế hiện đang cắt giảm công suất, tận dụng thời gian xảy ra dịch bệnh để thực hiện việc bảo dưỡng, nhất là tại Hàn Quốc.

Cũng theo đại diện Vụ Thị trường trong nước: “tổng nguồn cung thị trường không thiếu” và “không xảy ra tình trạng không có hàng để bán”(?).

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên, hiện tượng một số cây xăng ở Hà Nội treo biển "hết xăng RON 95" mà hiện trạng trên đã từng diễn ra hồi tháng 3/2019 sau khi nhiều doanh nghiệp xăng dầu phản ánh việc "thiếu xăng để bán" do nguồn cung nhỏ giọt thì phía đại diện Bộ Công Thương vẫn khẳng định "nguồn cung đáp ứng đủ".

Vậy, nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ đâu? Tại sao cơ quan quản lý và các nhà cung ứng vẫn khẳng định “nguồn cung đáp ứng đủ” mà các đại lý, cửa hàng vẫn khan hiếm xăng dầu để bán? 

Trước thực tế trên, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm vào cuộc làm rõ bất cập của thị trường xăng dầu hiện nay. Cùng đó, công bố rõ lượng tồn kho của doanh nghiệp đầu mối, kế hoạch đảm bảo nguồn hàng của họ, để doanh nghiệp phân phối có định hướng, kế hoạch kinh doanh rõ ràng.

Có thể bạn quan tâm

  • Đất vàng “bán rẻ” như cho tại Hải Phòng: Cần làm rõ những lợi ích?

    Đất vàng “bán rẻ” như cho tại Hải Phòng: Cần làm rõ những lợi ích?

    14:44, 25/05/2020

  • Nghi vấn hối lộ quan chức Việt Nam 25 triệu yên của Công ty Nhật: Cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc

    Nghi vấn hối lộ quan chức Việt Nam 25 triệu yên của Công ty Nhật: Cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc

    13:10, 26/05/2020

  • Nhiều dự án, doanh nghiệp của ngành Công Thương đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an

    Nhiều dự án, doanh nghiệp của ngành Công Thương đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an

    13:44, 26/05/2020

  • Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài cuối: Quy trách nhiệm người đứng đầu?

    Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài cuối: Quy trách nhiệm người đứng đầu?

    05:20, 15/05/2020

  • Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài 2: “Kẽ hở” trong quản lý?

    Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài 2: “Kẽ hở” trong quản lý?

    04:50, 14/05/2020

Gia Nguyễn