Vì sao ngành gỗ lại là tâm điểm của các vụ kiện về phòng vệ thương mại?
Sau thủy sản, nông sản, sắt thép... gỗ là mặt hàng tiếp theo bị rơi vào tầm ngắm của các vụ kiện về phòng vệ thương mại.
Ngành gỗ đang trở thành “điểm nóng” của các vụ kiện phòng vệ thương mại. Cụ thể, chỉ từ 2018 đến nay, mặt hàng này đã là đối tượng của 04 vụ kiện phòng vệ thương mại, trong khi giai đoạn 10 năm trước đó ngành này mới chỉ bị điều tra trong 03 vụ việc.
Cách đây ít ngày, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với mặt hàng gỗ dán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Số vụ điều tra ngày càng tăng
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thời gian qua tiếp tục chứng kiến xu thế gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại trên thế giới (chủ yếu gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại).
Tính đến tháng 6/2020, Bộ Công Thương đã xử lý 176 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Công Thương đang xử lý 13 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra với hàng hóa Việt Nam và 6 vụ việc có khả năng bị điều tra trong thời gian tới (lớn hơn số lượng vụ việc của cả năm 2019).
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, các vụ kiện về phòng vệ thương mại không chỉ gia tăng nhanh về số lượng vụ kiện, giá trị kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ là đối tượng trong các cuộc điều tra cũng có xu hướng tăng cao. Vào năm 2015, Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá với gỗ MDF của Việt Nam, xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang Mỹ năm 2019.
“Điều này cho thấy, các vụ kiện phòng vệ thương mại đang dần trở thành một thách thức không nhỏ cản trở đà tăng trưởng của ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam. Liên quan đến vụ kiện chống lẩn tránh thuế do Mỹ khởi xướng, mục tiêu của Mỹ là nhằm ngăn chặn nguy cơ một số sản phẩm gỗ dán của Trung Quốc (bao gồm gỗ ván dán cứng, gỗ ván dán dùng trong trang trí, và một số loại gỗ ván phủ veneer) hiện đang bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ chuyển sang Việt Nam và xuất đi Mỹ nhằm lẩn tránh việc bị áp các mức thuế này”, các chuyên gia thuộc Trung tâm WTO và hội nhập nhận định.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thuộc Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, vụ điều tra này nếu bị áp thuế sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành gỗ dán Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất với tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ Việt Nam sang Ấn Độ chỉ đạt khoảng 3,1 triệu USD. Tới năm 2019, khi Hàn Quốc khởi xướng điều tra gỗ dán của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trị giá tới 170 triệu USD…
Gần đây nhất, ngày 11/6/2020, Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp áp dụng với sản phẩm gỗ dán của Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là khoảng 309 triệu USD, chiếm 5,8% tổng lượn gỗ thuần túy Việt Nam.
Hiện tại, Mỹ đang áp mức thuế chống bán phá giá 183,36% và thuế chống trợ cấp 22,98% - 194,9% đối với các sản phẩm gỗ dán Trung Quốc. Do vậy, nếu bị áp thuế chống lẩn tránh thuế, các sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam cũng sẽ bị áp các mức thuế này.
Doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình
Ngay từ đầu năm 2019, Bộ Công Thương đã liên tục cảnh báo các hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu gỗ về khả năng Hoa Kỳ điều tra sản phẩm gỗ dán xuất khẩu; đồng thời tăng cường công tác quản lý, siết chặt công tác chứng nhận xuất xứ, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của một số doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận.
Để chủ động phòng tránh khả năng lẩn tránh thuế của các doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT ngày 12 tháng 11 năm 2019 về việc tạm dừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng như hiện nay, không chỉ ngành gỗ mà nhiều ngành kinh tế khác của Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Do vậy, các chuyên gia thuộc Trung tâm WTO và Hội nhập khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin từ VCCI, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan xác định nguy cơ và tìm phương án phòng tránh nguy cơ đó xảy ra (ví dụ như thay đổi nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ các đối tác không phải đối tượng thường xuyên bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như Trung Quốc). Đồng thời doanh nghiệp cũng cần sẵn sàng phương án đối phó nếu có vụ kiện xảy ra (thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu, sổ sách để chứng minh khi cần, có phương án thay đổi thị trường xuất khẩu nếu bị áp thuế….) để hạn chế tối đa những thiệt hại do các vụ kiện phòng vệ thương mại gây ra.
Có thể bạn quan tâm
HAI CHIỀU PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI: Doanh nghiệp không thể đơn độc
11:50, 05/07/2020
HAI CHIỀU PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI: Đối mặt với xu hướng gia tăng
11:05, 05/07/2020
Chủ động ứng phó với phòng vệ thương mại
04:30, 04/07/2020
Ứng phó với phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần chủ động
00:48, 03/07/2020