Quản lý lưu trú – “Lỗ hổng” phát sinh tình trạng nhập cảnh trái phép?

GIA NGUYỄN 30/07/2020 05:30

Được đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, trật tự, tuy nhiên, công tác quản lý lưu trú thời gian vừa qua, khiến dư luận không khỏi đặt nhiều dấu hỏi…

Theo thống kê gần nhất từ Cục Cửa khẩu bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng), từ ngày 1/6 tới nay, tình hình xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới tăng đột biến, do nhiều yếu tố khách quan khác nhau… Trong đó, có 4.360 trường hợp vượt biên trái phép qua đường mòn, lối mở, nhiều nhất ở địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai… và 388 đối tượng nhập cảnh trái phép qua cửa khẩu chính ngạch bằng nhiều thủ đoạn tinh vi.

Thời gian vừa qua, lực lượng chức năng tại các tỉnh thành đã liên tục ra phát hiện nhiều trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Thời gian vừa qua, lực lượng chức năng tại các tỉnh thành đã liên tục phát hiện nhiều trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Vậy nên, sau sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, hàng loạt những vụ việc liên quan đến người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào nội địa Việt Nam đã bị các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện.

Đáng nói, chính thời điểm này, công tác quản lý lưu trú, khiến dư luận không khỏi đặt dấu hỏi: Có hay không “lỗ hổng”? Khi nhiều trường hợp người nước ngoài, nhập cảnh trái phép đã lưu trú một thời gian dài, đi lại nhiều nơi, thì lực lượng chức năng mới phát hiện, nguyên nhân từ đâu?

Theo Luật sư Nguyễn Thành Luân – Công ty Luật TNHH Hà Việt, Điều 31 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định, những người có trách nhiệm phải thông báo lưu trú bao gồm: Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú… Người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú.

"Trong khi, sau tiếp nhận thông báo lưu trú, việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng địa phương cũng được quy định tại Điều 26 Thông tư số 35/2014/TT-BCA.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 26 quy định, việc kiểm tra cư trú có thể được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự…", Luật sư Luân nói.

công tác này có đang bị xem nhẹ? Nhất là khi hàng loạt những vụ việc liên quan đến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam liên tục được kiểm tra, phát hiện

Công tác quản lý lưu trú có đang bị xem nhẹ? Nhất là khi hàng loạt những vụ việc liên quan đến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam liên tục được kiểm tra, phát hiện

Công tác quản lý lưu trú, luôn được đánh giá là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, trật tự trên mỗi địa bàn, tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, liệu công tác này có đang bị xem nhẹ? Nhất là khi hàng loạt những vụ việc liên quan đến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam liên tục được kiểm tra, phát hiện trong thời gian vừa qua.

Theo đó, trước khi tại Đà Nẵng bùng phát đợt COVID-19 như hiện nay, ngày 16/7, sau khi phát hiện 31 người Trung Quốc lưu trú không đăng ký trên địa bàn, Công an TP. Đà Nẵng đã tiến hành điều tra, khởi tố và bắt tạm giam 3 bị can tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép.

Không chỉ có vậy, gần đây, Cơ quan chức năng của địa phương này, tiếp tục phát hiện 21 người nhập cảnh trái phép, đa phần là người Trung Quốc trong hai ngày 24/7 – 25/7.

Ngoài thực trạng tại Đà Nẵng như đã nêu, thì trong khoảng thời gian từ 26/7 – 29/7, liên tục trên cả nước, lực lượng chức năng của nhiều tỉnh thành như: TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Lạng Sơn; Thừa Thiên Huế; Khánh Hòa;… cũng liên tục kiểm tra, phát hiện nhiều trường hợp người nước ngoài nhập cảnh trái phép, lưu trú trên địa bàn.

Điều đáng nói ở đây, trong khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, những người nước ngoài đến từ vùng dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao nên việc theo dõi cách ly là quy định bắt buộc, không kiểm soát, quản lý tốt công tác lưu trú, việc sẽ tạo ra “lỗ hổng” cho phát sinh tình trạng nhập cảnh trái phép như hiện nay, có thể là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là những hệ lụy khôn lường.

Có thể bạn quan tâm

  • Quản lý thực phẩm chức năng: Chế tài chưa đủ mạnh?

    Quản lý thực phẩm chức năng: Chế tài chưa đủ mạnh?

    05:50, 29/07/2020

  • Quản lý hoạt động sang chiết, kinh doanh gas – Có đang bị “buông lỏng”?

    Quản lý hoạt động sang chiết, kinh doanh gas – Có đang bị “buông lỏng”?

    04:20, 22/07/2020

  • Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự: “Bức tử” doanh nghiệp!?

    Hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự: “Bức tử” doanh nghiệp!?

    05:30, 24/07/2020

GIA NGUYỄN