Hoàn thiện cơ chế tự chủ trong giáo dục: Tài chính rạch ròi

TS TRƯƠNG ANH DŨNG (*) 05/11/2020 13:35

Hiện nay, đa số các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp vẫn ngại tự chủ tài chính do lo sợ không thu hút được học sinh, không có nguồn thu để chi thường xuyên.

LTS: Vấn đề tự chủ giáo dục đại học nhìn từ câu chuyện của trường Tôn Đức Thắng đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng: xử lý không khéo rất có thể họ sẽ làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ đại học.

 Trần học phí một số nhóm ngành tại trường tự chủ tài chính và dự kiến mức tăng học phí theo Nghị định 86.

Trần học phí một số nhóm ngành tại trường tự chủ tài chính và dự kiến mức tăng học phí theo Nghị định 86.

Hiện cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó hơn 1.500 trường trung cấp, cao đẳng công lập. Có 3 trường đã thí điểm cơ chế tự chủ là Cao đẳng Kỹ nghệ 2 TP HCM, Cao đẳng Lilama 2 Đồng Nai và Cao đẳng Bình Định.

Cơ quan chức năng đã xác định 3 giải pháp đột phá, trong đó trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quan trọng. Tuy nhiên, tự chủ như thế nào là hợp lý trong bối cảnh đời sống, kinh tế, xã hội đất nước và nội lực thực tiễn của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp không phải là chuyện dễ.

Công bằng mà nói, muốn tự chủ được, cơ sở đào tạo phải tự cân đối được nguồn thu chi và vẫn phải có đầu tư và định hướng của nhà nước.

Bởi việc đào tạo vẫn phải đảm bảo nhu cầu nhân lực của địa phương, của xã hội. Bất cập trong tự chủ là các cơ sở đào tạo đang thiếu cơ chế, hành lang pháp lý thực hiện. Vì vậy, cần sớm có những chính sách, cơ chế chung để tránh tình trạng các trường “vừa tự chủ vừa lo”.

Thực tiễn hiện nay, nhiều cơ sở muốn tự chủ để phát huy tính năng động và thay đổi 2 vấn đề lớn là không phải phụ thuộc vào cơ quan quản lý trong chuyên môn và tài chính.

Tư tưởng là khuyến khích các trường tự chủ nhưng trước hết phải rạch ròi chuyên môn với tự chủ tài chính. Nhưng bàn về đơn vị công lập chúng ta khuyến khích tự chủ chuyên môn còn nhân sự và tài chính phải tính thêm vì chúng ta là 1 thế chế thống nhất phải theo quy định Nhà nước.

Hãy tăng cường cơ chế tự chủ. Quan trọng, gắn kèm với tự chủ phải là cơ chế giải trình và chúng tôi cũng đề xuất khái niệm là cấp tài chính dựa trên hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

(*) Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Có thể bạn quan tâm

  • “Nguồn” cho tự chủ đại học

    “Nguồn” cho tự chủ đại học

    11:00, 10/10/2019

  • Tự chủ đại học:

    Tự chủ đại học: "Cởi trói" cơ chế thì mới có tự chủ thực chất

    07:23, 15/11/2018

  • Gỡ nút thắt “tự chủ đại học”

    Gỡ nút thắt “tự chủ đại học”

    15:20, 06/11/2018

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học phải đồng bộ với cơ chế đặt hàng

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học phải đồng bộ với cơ chế đặt hàng

    20:00, 18/07/2018

TS TRƯƠNG ANH DŨNG (*)