57% người được hỏi hoàn toàn ủng hộ Nhà nước chuyển giao dịch vụ công cho khu vực tư nhân

ĐỖ HUYỀN 22/12/2020 11:46

Đáng nói, tỷ lệ người được hỏi hài lòng với dịch vụ công do tư nhân cung cấp cao hơn từ 2 đến 4 lần so với dịch vụ này do Nhà nước cung cấp.

Sáng nay (22/12) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Hành trình chuyển đổi: vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại việt nam – dịch vụ đánh giá sự phù hợp”.

Đại diện nhóm tác giả báo Hành trình chuyển đổi, vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết tại Việt Nam, trước đây các dịch vụ công chủ yếu do Nhà nước cung cấp thông qua các cơ quan, đơn vị sự nghiệp hoặc các doanh nghiệp quốc doanh.

ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết tại Việt Nam.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết tại Việt Nam.

Nhưng, kể từ thời kỳ Đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân trong nước hoặc có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu được phép tham gia cung cấp các dịch vụ công và ngày càng có nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện các công việc này. Đảng và Nhà nước đưa ra chủ trương “phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công”.

Đây là mục tiêu quan trọng được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII tháng 10/2017. Tuy nhiên, từ chủ trương đến các biện pháp cụ thể còn rất nhiều vấn đề. Có ngành, có nơi đã thu hút rất tốt khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, nhưng lại cũng có nơi thực hiện việc này rất chậm.

Dẫn nguồn nghiên cứu có tên “Việt Nam chuyển đổi - Thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam năm 2014” (CAMS 2014), ông Tuấn cho biết về cơ bản, những người được hỏi có mức độ hài lòng/hoàn toàn hài lòng với dịch vụ công do tư nhân cung cấp cao hơn những dịch vụ công do Nhà nước cung cấp.

Ông Tuấn cho biết, kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người được hỏi hài lòng với dịch vụ công do tư nhân cung cấp cao hơn từ 2 đến 4 lần so với dịch vụ này do Nhà nước cung cấp.

Ví dụ, trong lĩnh vực y tế, 45% người được hỏi hài lòng với dịch vụ do tư nhân cung cấp trong khi chỉ có 11% hài lòng với các bệnh viện công. Tương tự trong các lĩnh vực giáo dục (15% hài lòng đối với nhà nước và 33% hài lòng đối với tư nhân), công chứng (26% hài lòng đối với Nhà nước và 46% hài lòng đối với tư nhân), giao thông công cộng (10% hài lòng đối với Nhà nước và 30% hài lòng đối với tư nhân). Như vậy, có thể thấy xu hướng khá rõ nét rằng khi tư nhân cung cấp dịch vụ công thì nhận được sự hài lòng của người dùng cao hơn so với Nhà nước làm việc này”, ông Tuấn lấy ví dụ.

Khảo sát CAMS cũng cho một kết quả khá rõ nét về sự ủng hộ và lo ngại về việc tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công. Dù đa số người được hỏi ủng hộ sự tham gia của tư nhân khi cung cấp các dịch vụ công, nhưng vẫn có khá nhiều quan ngại. Kết quả khảo sát cho thấy có 57% người được hỏi hoàn toàn ủng hộ, 42% ủng hộ song còn có lo ngại và chỉ có 1% không ủng hộ Nhà nước chuyển giao việc thực hiện một số dịch vụ công cho khu vực tư nhân.

 Hội thảo công bố Báo cáo “Hành trình chuyển đổi: vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại việt nam – dịch vụ đánh giá sự phù hợp” thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo công bố Báo cáo “Hành trình chuyển đổi: vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam – dịch vụ đánh giá sự phù hợp” thu hút sự quan tâm đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp.

Đối với những người có quan ngại khi chuyển giao một số dịch vụ công cho khu vực tư nhân cung cấp thì có khoảng 67% quan ngại về vấn đề giá cả, 49% lo lắng về việc bảo đảm chất lượng, 31% quan ngại về mức độ sẵn có của dịch vụ và 11% có quan ngại khác. Một số quan ngại khác được người tham gia khảo sát nêu ra là năng lực xây dựng khung pháp lÝ và giám sát thực hiện khung pháp lý từ Nhà nước đối với dịch vụ công còn yếu, đạo đức của tổ chức/cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, mức độ minh bạch trong đấu thầu dịch vụ và nguy cơ các đơn vị tư nhân biến thành sân sau của quan chức nhà nước.

Từ kết quả khảo sát này, ông Tuấn nhấn mạnh có thể thấy một thực tế tương đối rõ ràng rằng, người sử dụng có sự hài lòng đối với dịch vụ công do tư nhân cung cấp cao hơn so với dịch vụ công do các đơn vị nhà nước cung cấp.

Do đó, gần như tuyệt đại đa số dư luận đều ủng hộ quan điểm chung về việc cho phép các đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, các lo ngại về mặt giá cả, chất lượng dịch vụ, mức độ sẵn có của dịch vụ vẫn còn lớn.

Thêm vào đó, các yếu tố như năng lực xây dựng khung pháp lý và giám sát thực hiện khung pháp lý từ Nhà nước đối với dịch vụ công còn yếu, đạo đức của tổ chức/cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, mức độ minh bạch trong đấu thầu dịch vụ và nguy cơ các đơn vị tư nhân biến thành sân sau của quan chức nhà nước cũng là những lo ngại phổ biến.

Thực tiễn nhiều lĩnh vực chỉ ra rằng, để tư nhân có thể tham gia cung cấp dịch vụ công một cách bền vững thì vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước lúc này không còn là người trực tiếp cung cấp dịch vụ nữa mà trở thành người đặt ra khuôn khổ pháp lý và giám sát việc cung cấp dịch vụ”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo ông Tuấn, cần nhận thức rõ ràng rằng, đối với các đơn vị công lập, Nhà nước có thể quyết định giá cả, chất lượng và mức độ sẵn có của dịch vụ thông qua mệnh lệnh của chủ sở hữu. Còn đối với các đơn vị tư nhân thì Nhà nước buộc phải sử dụng các quy định pháp luật, biện pháp chế tài hoặc các động cơ kinh tế để điều hành. Cũng cần lưu ý rằng, các công cụ về pháp luật, chế tài và động cơ kinh tế cũng có thể áp dụng cho các đơn vị công lập. Và nếu Nhà nước có thể sử dụng tốt các công cụ này thì sự khác biệt giữa các đơn vị công lập và tư nhân vẫn tồn tại nhưng không còn quá lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Xã hội hoá dịch vụ công: "Nhà nước thay vì là người chèo đò cần trở thành người lái đò"

    09:45, 22/12/2020

ĐỖ HUYỀN