HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 14): Luật Doanh nghiệp và cuộc cách mạng thủ tục hành chính

Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch của Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam 10/03/2021 04:55

Các phiên bản Luật Doanh nghiệp 1999, 2004, 2014 và 2020 thực sự là một đột phá về thủ tục hành chính cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp và mô hình hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin trước đó, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp là một trong những dấu mốc ấn tượng trên con đường Đổi mới của Việt Nam. Từ đây, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và bừng nở.

Các phiên bản Luật Doanh nghiệp 1999, 2004, 2014 và 2020 thực sự là một đột phá về thủ tục hành chính cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp và mô hình hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.

Luật Doanh nghiệp ra đời đã là bệ đỡ vững chắc cho kinh tế tư nhân sau này.

Luật Doanh nghiệp ra đời đã là bệ đỡ vững chắc cho kinh tế tư nhân sau này.

Tiền đề thực hiện các cuộc cải cách thủ tục hành chính

Trước năm 2000 (năm có hiệu lực Luật Doanh nghiệp 1999), việc thành lập 1 công ty hay 1 doanh nghiệp tư nhân phải kéo dài trung bình từ 3-6 tháng, thậm chí đến gần 1 năm với số lượng các giấy tờ chuẩn bị khá nhiều (như Đơn xin phép, Phương án kinh doanh ban đầu, Điều lệ, bản giải trình về biện pháp bảo vệ môi trường, giấy tờ chứng thực về trụ sở giao dịch, giấy xác nhận của ngân hàng về đã góp đủ vốn điều lệ mặc dù doanh nghiệp chưa được phép thành lập, biên bản họp bầu người quản lý dự kiến, bằng cấp chuyên môn của người quản lý….).  

Có những giấy tờ rất khó khăn khi đạt được đối với các quy định pháp luật giai đoạn đó: như bản giải trình về biện pháp bảo vệ môi trường, giấy tờ chứng thực về trụ sở giao dịch, xác nhận của ngân hàng về vốn điều lệ, bằng cấp chuyên môn ở một số ngành nghề...

Thủ tục thành lập phải thực hiện thành 2 bước: cấp phép thành lập doanh nghiệp và cấp phép đăng ký kinh doanh tại 2 cơ quan là Uỷ ban nhân dân và Phòng đăng ký kinh doanh. Chưa tính đến các thủ tục về xin khắc dấu, xin mã số thuế, xin mã số xuất nhập khẩu…

Sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, thời gian cấp phép đã được rút ngắn nhanh chóng. Doanh nghiệp chỉ mất từ 4 tuần cho đến 6 tuần để xin phép thành lập doanh nghiệp với thành phần hồ sơ đơn giản hơn (bao gồm Đơn, Điều lệ, Danh sách thành viên).

Các yêu cầu về phương án kinh doanh, phương án bảo vệ môi trường, giấy tờ chứng thực về trụ sở giao dịch không còn bị yêu cầu như trước. Thủ tục xin phép chỉ còn phép chỉ còn lại 1 bước là thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh mà không cần phải thực hiện thành 2 bước với 2 cơ quan như trước kia. 

Cơ chế giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” cũng bắt đầu từ việc thí điểm tại các hoạt động đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư vào giai đoạn 2001-2003. Kết quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính của địa phương. Những người đi thực hiện đăng ký kinh doanh không còn phải “chạy” nhiều cửa, nhiều đầu mối để thực hiện đầy đủ các thủ tục để doanh nghiệp có thể gia nhập được thị trường (như thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục khắc dấu và đăng ký mẫu dấu, thủ tục xin mã số thuế, thủ tục xin mã số xuất nhập khẩu…).

Luật Doanh nghiệp là một cuộc cải cách thủ tục hành chính có tính đột phá đầu tiên và là tiền đề để thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực khác.

Luật Doanh nghiệp là một cuộc cải cách thủ tục hành chính có tính đột phá đầu tiên và là tiền đề để thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực khác.

Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 tiếp tục cải cách các quy định liên quan đến thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong việc gia nhập thị trường, như hợp nhất mã số doanh nghiệp với mã số thuế, xây dựng cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, huỷ bỏ yêu cầu về thông báo mở cửa văn phòng, đơn giản hoá chế định về “con dấu” của doanh nghiệp, các chế định về hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp…

Bên cạnh công việc đơn giản hoá thủ tục hành chính tại các Luật Doanh nghiệp 1999, 2005 và 2014, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Doanh nghiệp còn thực hiện công tác rà soát các giấy phép phụ (giấy phép con), điều kiện kinh doanh là khó khăn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường cũng như là gây nên chi phí tuân thủ khá cao cho doanh nghiệp.   

Có thể nói, Luật Doanh nghiệp là một cuộc cải cách thủ tục hành chính có tính đột phá đầu tiên và là tiền đề để thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực khác liên quan đến quyền kinh tế, dân sự của người dân và doanh nghiệp.

Các nguyên tắc cơ bản về quản trị doanh nghiệp

Có thể nói Luật Doanh nghiệp 1999 và các luật doanh nghiệp sau này đã là nền tảng pháp lý để khu vực kinh tế tư nhân được phát triển mạnh mẽ.

Nhiều người ví von là Luật Doanh nghiệp đã “cởi trói” người dân để mọi người có thể bỏ vốn để đầu tư và kinh doanh công khai và theo pháp luật thay vì là cất giấu tiền, tài sản hoặc kinh doanh “cẩn mật”.

Với số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động là gần 600.000 doanh nghiệp và gấp nhiều lần số doanh nghiệp nhà nước đang tồn tại, là một minh chứng rõ rệt nhất về chính sách và pháp luật cởi mở đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong 20 năm qua.

Luật Doanh nghiệp không chỉ là cải cách thủ tục hành chính mà còn đưa ra các nguyên tắc cơ bản về quản trị doanh nghiệp.

Trước năm 2000, người dân quản trị hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên mối quan hệ gia đình, bạn bè, làng xã, phường nhóm… nên mô hình tổ chức kinh doanh thường đơn giản.

Trải qua 20 năm của các phiên bản Luật Doanh nghiệp, nhiều mô hình tổ chức kinh doanh đã được hình thành nhằm giúp người kinh doanh có thể thu hút được nhiều nguồn vốn hơn và các mở rộng tốt hơn các khả năng liên kết kinh tế.  

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 13): Luật Doanh nghiệp và động lực của kinh tế tư nhân

    04:55, 09/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Luật Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh

    04:50, 08/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Doanh nghiệp nhà nước cần cách tiếp cận mới

    04:55, 06/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 10): Kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp nhà nước

    04:55, 05/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 8): Kinh tế thị trường và nhà nước kiến tạo

    04:55, 03/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 7): Cải cách bắt đầu từ đâu?

    04:50, 02/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

    04:50, 01/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 5): Bước ngoặt chuyển đổi

    04:50, 24/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 3): Tích tụ ruộng đất như thế nào cho hiệu quả?

    11:10, 20/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 2): Từ Khoán 10 tới tích tụ ruộng đất

    04:50, 16/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 1): “Cha đẻ của khoán 10”, người mở đường cho tư duy đổi mới nông nghiệp

    11:01, 13/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI: Tầm nhìn 2045

    04:50, 11/02/2021

Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Chủ tịch của Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế Việt Nam