HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 16): Luật Doanh nghiệp và những bước lùi chân của nhà nước
Luật Doanh nghiệp đã cho thấy tư duy quản lý ngày càng tiến bộ khi nhà nước đã chuyển đổi tư duy từ “chọn bỏ” sang “chọn cho.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói ở các bài trước, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp là dấu mốc ấn tượng trên con đường Đổi mới của Việt Nam.
Với Luật Doanh nghiệp, để nền kinh tế phát triển, Nhà nước đã lùi lại những bước chân của mình.Từ đó, doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.
Doanh nghiệp được tăng quyền tự do kinh doanh
20 năm trước, Luật Doanh nghiệp 1999 đã làm thay đổi căn bản triết lý và khung tư duy về kinh doanh ở Việt Nam. Đó là trả quyền kinh doanh cho người dân, bỏ chế độ “làm gì cũng phải xin phép”. Hàng ngàn giấy phép không tên, có tên mà vô lý được bãi bỏ suốt 20 năm qua và tiếp tục được bãi bỏ.
Trước đó, nguyên tắc là “ai kinh doanh thì phải xin phép” và “có phép mới được quyền kinh doanh”. “Phép” ở đây không chỉ là giấy phép, mà có thể là bút phê của công chức một cơ quan nhà nước nào đó.
Nói vậy để thấy rằng Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã có những thay đổi mang tính chất đột phá về mặt tư duy, từ đó quyền tự do kinh doanh, môi trường kinh doanh của Việt Nam được mở rộng.
Cùng với đó, Luật Doanh nghiệp đã hợp nhất Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty quy định đầy đủ hơn chi tiết về các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 1999 được xây dựng theo lối chọn bỏ, nghĩa là doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Từ chỗ doanh nghiệp được quyền kinh doanh những gì pháp luật và cơ quan nhà nước cho phép sang doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm.
Tư tưởng đó thực sự là một cuộc cách mạng, đột phá về cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. Khâu xin phép, thành lập doanh nghiệp được bỏ hẳn bởi kinh doanh là quyền của người dân chứ không phải là quyền cơ quan nhà nước. Người dân muốn kinh doanh chỉ cần đăng ký. Quản trị doanh nghiệp cũng được tiếp cận với thông lệ quốc tế tốt.
Về mặt tư tưởng mà nói, kinh doanh là quyền của người dân. Doanh nghiệp và người dân được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp cho phép, quản lý nhà nước chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Đó chính là những thay đổi mang tính chất đột phá về mặt tư duy.
Nhưng vẫn còn rào cản kinh trong kinh doanh
Để đánh giá triết lý này tác động đến doanh nghiệp, đến nền kinh tế thế nào, tôi dựa vào 4 yêu cầu để đo. Đó là, tăng quyền tự do kinh doanh và bảo đảm, bảo vệ được quyền tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ; tăng mức độ an toàn, quyền và tài sản trong kinh doanh được luật pháp bảo vệ; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách, thể chế và thực thi luật pháp.
Đáng tiếc, tuân thủ đúng pháp luật vẫn là một thách thức cho người kinh doanh.
Cơ hội gia nhập thị trường của nhiều ngành đã mở, nhưng trong nhiều ngành, lĩnh vực khác, người kinh doanh mới nhận được quyền tự do kinh doanh cái gì, còn kinh doanh như thế nào, bao nhiêu... thì vẫn chưa. Trong giấy chứng nhận đầu tư, Nhà nước vẫn ghi chấp thuận đầu tư bao nhiêu, công suất bao nhiêu...
20 năm trước, chúng tôi đã đấu tranh để Nhà nước thấy đây là quyền của doanh nghiệp, họ sẽ quyết định trên cơ sở thị trường trong từng giai đoạn, chứ không phải việc quản lý nhà nước. Nên trong Luật Doanh nghiệp mới có quy định nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, quy định cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nộp thêm gì.
Nói thật, không phải tự nhiên có câu này. Hồi đó, chúng tôi tìm thấy các loại giấy chứng nhận đủ 18 tuổi, giấy chứng nhận không bị tâm thần, không phạm tội... trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Hỏi ra mới biết, để tuân thủ quy định là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, không bị bệnh tâm thần, không phạm tội... mới được lập doanh nghiệp, người dân phải đến cơ quan nhà nước, xin đủ loại giấy tờ.
Những cải cách này tưởng nhỏ, nhưng tác động vô cùng lớn. Nhiều cơ quan không còn quyền “hành” doanh nghiệp; quản lý nhà nước chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 15): Luật Doanh nghiệp và vấn đề hậu kiểm
04:55, 11/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 14): Luật Doanh nghiệp và cuộc cách mạng thủ tục hành chính
04:55, 10/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 13): Luật Doanh nghiệp và động lực của kinh tế tư nhân
04:55, 09/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Luật Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh
04:50, 08/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 10): Kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp nhà nước
04:55, 05/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 9): Bốn rủi ro của mô hình nhà nước kiến tạo
04:55, 04/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 8): Kinh tế thị trường và nhà nước kiến tạo
04:55, 03/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 7): Cải cách bắt đầu từ đâu?
04:50, 02/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 5): Bước ngoặt chuyển đổi
04:50, 24/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 4): Luật riêng về tích tụ ruộng đất phải giải quyết được những vấn đề gì?
05:30, 21/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 3): Tích tụ ruộng đất như thế nào cho hiệu quả?
11:10, 20/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 2): Từ Khoán 10 tới tích tụ ruộng đất
04:50, 16/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI: Tầm nhìn 2045
04:50, 11/02/2021