HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 20): Sứ mệnh lịch sử của Luật Đầu tư

Luật sư TRẦN HỮU HUỲNH, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. 18/03/2021 04:55

Cùng với Luật Doanh nghiệp, sự ra đời của Luật Đầu tư đã thổi một làn gió mới vào nền kinh tế Việt Nam.

Kể từ khi ra đời Luật Đầu tư đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình thu hút vốn đầu tư vào mọi lĩnh vực. Đặc biệt là thu hút vốn FDI. Cùng với đó, Luật Đầu tư cộng hưởng các chính sách khác để tạo nên bệ đỡ vững chắc và tạo nên động lực hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Cùng với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư được xem là một trong 2 đạo luật quan trọng có tác động lớn tới cộng đồng doanh nghiệp trong suốt hơn 30 năm qua.

Luật Đầu tư cộng hưởng các chính sách khác để tạo nên bệ đỡ vững chắc và tạo nên động lực hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Luật Đầu tư cộng hưởng các chính sách khác để tạo nên bệ đỡ vững chắc và tạo nên động lực hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư

Khi bắt đầu đổi mới, Đảng và Nhà nước đã “mở cửa” để kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh bằng “Luật Đầu tư nước ngoài” năm 1987. Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo cho nhà đầu tư nước ngoài những bảo đảm về tài sản cũng như các chính sách ưu đãi riêng biệt. Các quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài đã khơi thông luồng vốn đầu tư vào Việt Nam, giúp cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển.

Đến năm 1994 các nhà đầu tư trong nước mới có một luật riêng để bảo đảm hoạt động đầu tư của mình – Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trải qua hơn 30 năm thực hiện, Luật Đầu tư đã xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo lập sân chơi bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích, ưu đãi và quản lý hữu hiệu các hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Đáng chú ý, trong thời gian qua Luật Đầu tư đã cộng hưởng cùng với các chính sách hội nhập đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt và thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam một cách mạnh mẽ.

Luật Đầu tư cũng đã thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng phát triển. Từ đó, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp Việt ngày càng lớn mạnh và tự tin đối diện với thế giới. Đây là điểm sáng ấn tượng nhất của Luật Đầu tư.

Và động lực cho kinh tế tư nhân

Với khu vực kinh tế tư nhân, Luật Đầu tư cùng với hàng loạt các luật khác được ban hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… đã trở thành bệ đỡ vững chắc giúp khu vực kinh tế tư nhân giải phóng nguồn lực và ngày càng lớn mạnh.

Đáng chú ý cùng với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đã chuyển từ việc quản lý bằng giấy phép sang quản lý bằng điều kiện kinh doanh và hạn chế ở mức thấp nhất danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện… từ đó tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Luật Đầu tư cùng với hàng loạt các luật khác được ban hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… đã trở thành bệ đỡ vững chắc giúp khu vực kinh tế tư nhân giải phóng nguồn lực rồi ngày càng lớn mạnh.

Luật Đầu tư cùng với hàng loạt các luật khác được ban hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… đã trở thành bệ đỡ vững chắc giúp khu vực kinh tế tư nhân giải phóng nguồn lực và ngày càng lớn mạnh.

Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng, bền vững trong chính sách phát triển kinh tế tư nhân, từ chỗ bị coi là “đối tượng phải cải tạo” đến chỗ công nhận là “một trong những động lực” và đến nay, là “một động lực quan trọng, là nòng cốt” trong phát triển kinh tế. Đây có thể coi là bước đột phá lớn nhất trong chính sách phát triển kinh tế tư nhân từ khi Đổi mới.

Đáng chú ý, thời gian qua, Luật Đầu tư đã thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng phát triển. Từ đó, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp Việt ngày càng lớn mạnh và tự tin đối diện với thế giới. Đây là điểm sáng ấn tượng nhất của Luật Đầu tư.

Luật Đầu tư cũng là một trong những chính sách quan trọng giúp từng bước thu hẹp lại sự bất bình đẳng về mặt chính sách giữa kinh tế tư nhân và những thành phần kinh tế khác. Từ đó, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có chỗ đứng, tạo ra đóng góp lớn về GDP, tạo ra công ăn việc cho hàng triệu người lao động… tạo tiền đề để khu vực kinh tế này trở thành lực lượng nòng cốt trong tương lai.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 19): Luật Doanh nghiệp 2020 đã thay đổi vấn đề quản trị công ty như thế nào?

    04:55, 17/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 18): Luật Doanh nghiệp 2020 đã tiếp đường cải cách như thế nào?

    04:55, 16/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 17): Luật Doanh nghiệp và hành trình tiến đến không gian kinh tế tự do

    04:50, 15/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 16): Luật Doanh nghiệp và những bước lùi chân của nhà nước

    04:55, 12/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 14): Luật Doanh nghiệp và cuộc cách mạng thủ tục hành chính

    04:55, 10/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 13): Luật Doanh nghiệp và động lực của kinh tế tư nhân

    04:55, 09/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Luật Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh

    04:50, 08/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Doanh nghiệp nhà nước cần cách tiếp cận mới

    04:55, 06/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 9): Bốn rủi ro của mô hình nhà nước kiến tạo

    04:55, 04/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 8): Kinh tế thị trường và nhà nước kiến tạo

    04:55, 03/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 7): Cải cách bắt đầu từ đâu?

    04:50, 02/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước

    04:50, 01/03/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 4): Luật riêng về tích tụ ruộng đất phải giải quyết được những vấn đề gì?

    05:30, 21/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 3): Tích tụ ruộng đất như thế nào cho hiệu quả?

    11:10, 20/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 2): Từ Khoán 10 tới tích tụ ruộng đất

    04:50, 16/02/2021

  • HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 1): “Cha đẻ của khoán 10”, người mở đường cho tư duy đổi mới nông nghiệp

    11:01, 13/02/2021

Luật sư TRẦN HỮU HUỲNH, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.