Doanh nghiệp FDI tại tỉnh đầu tiên có COVID-19 đã bị ảnh hưởng như thế nào?

Bài và ảnh: HUYỀN TRANG 18/03/2021 21:00

Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết 73,3% doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19.

Đây là thông tin được nêu ra trong Báo cáo Khảo sát tác động của dịch Covid-19 và ứng phó của doanh nghiệp được công bố tại Đối thoại "Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua Covid-19" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc dưới sự tài trợ của Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, dù là tỉnh đầu tiên buộc phải thực hiện cách ly xã hội nhưng Vĩnh Phúc không phải địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh cao nhất. 

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI.

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 73,3% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19. Tỷ lệ này thấp hơn so với con số bình quân cả nước là 74,5%.

Tỷ lệ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất-kinh doanh là 73,3%, thấp hơn đôi chút so với bình quân cả nước là 74,5%. Tiếp cận khách hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, mất cân đối dòng tiền và khó khăn trong quản trị lao động là những trở ngại chính doanh nghiệp gặp phải.

Trong số những trở ngại này, tiếp cận khách hàng là trở ngại lớn nhất khi có tới 67% doanh nghiệp khảo sát cho biết thực hiện giãn cách xã hội, phong toả quốc gia đã làm hạn chế khả năng đi lại, giao thương và tìm kiếm khách hàng. Các trở ngại khác như bị ảnh hưởng về chuỗi cung ứng, tác động tới dòng tiền và khó khăn trong quản trị lao động lần lượt ở các tỷ lệ tương ứng là 49%, 47% và 40%.

Tỷ lệ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất-kinh doanh là 73,3%, thấp hơn đôi chút so với bình quân cả nước là 74,5%.

Tỷ lệ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất-kinh doanh là 73,3%, thấp hơn đôi chút so với bình quân cả nước là 74,5%.

Cũng theo ông Tuấn, với những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời kỳ dịch bệnh, có tới 71% doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc bị giảm doanh thu trong năm 2020. Con số này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 62% của khu vực Đồng bằng sông Hồng. 

"Tuy vậy, mức giảm doanh thu của khối doanh nghiệp FDI Vĩnh Phúc chỉ khoảng 27%, thấp hơn đáng kể so với mức giảm trung bình vùng là 34% và cả nước là 33%", ông Tuấn nhấn mạnh.

Nhằm ứng phó với những khó khăn nảy sinh từ đại dịch Covid-19 để không gián đoạn sản xuất, các doanh nghiệp FDI tại tỉnh đã đẩy mạnh loạt giải pháp như dự trữ hàng hoá/nguyên vật liệu, tìm chuỗi cung ứng mới, áp dụng cách làm mới linh hoạt, áp dụng tự động hoá hay cấp đồ bảo hộ phòng dịch cho người lao động… Đáng chú ý, có tới 82% doanh nghiệp FDI được khảo sát áp dụng biện pháp cấp đồ bảo hộ phòng dịch nhằm thực hiện "mục tiêu kép trong doanh nghiệp", vừa phòng dịch, vừa duy trì sản xuất.

Biểu đồ tác động của COVID-19 tới hoạt động của các doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc.

Biểu đồ tác động của COVID-19 tới hoạt động của các doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc.

Với những giải pháp kịp thời và hiệu quả của Chính quyền trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ doanh nghiệp FDI đồng tình với các biện pháp chống dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp địa phương nhằm vượt qua dịch bệnh để từng bước duy trì và phục hồi sản xuất lên tới 86,4%.

Từ kết quả khảo sát này, ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, dịch COVID-19 tác động tới doanh nghiệp trong cả năm 2020, nhưng thực tế năm 2021 và các năm tiếp theo mới là giai đoạn các doanh nghiệp “ngấm đòn”. Do đó, cũng như các địa phương, các sở, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc đang thu thập ý kiến, khẩn trương rà soát lại cơ chế, chính sách tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Lãnh đạo tỉnh xác định, dịch có thể vẫn còn dài, quan trọng là phải định vị được trạng thái mới, trong đó, việc ban hành và thực thi chính sách không thể theo lối bình thường, mà phải nhanh chóng hơn nữa.

“Các doanh nghiệp cần hướng đi, tạo điều kiện tối đa về vận hành làm ăn kinh doanh hiệu quả, chứ chỉ trông chờ vào các đợt giải cứu ngắn hạn”, ông Vũ Chí Giang nhấn mạnh.

ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Về phần mình, trong Báo cáo Khảo sát tác động của dịch Covid-19 và ứng phó của doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phổ biến rộng rãi hơn thông tin về các chính sách hỗ trợ, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính, đơn giản hoá các tiêu chí, điều kiện tiếp cận cũng như đảm bảo công bằng giữa các đối tượng trong diện được hỗ trợ.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn chính quyền các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi – đây sẽ là hỗ trợ quan trọng cho sự phục hồi bền vững của các doanh nghiệp trong quá trình ứng phó với tác động của đại dịch toàn cầu COVID-19

Có thể bạn quan tâm

  • “Hãy thương thật doanh nghiệp để chính sách đi vào thực tế hơn”

    “Hãy thương thật doanh nghiệp để chính sách đi vào thực tế hơn”

    16:15, 18/03/2021

  • “87,2% doanh nghiệp tại Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19”

    “87,2% doanh nghiệp tại Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19”

    10:02, 18/03/2021

  • “Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì COVID bộc lộ bất cập”

    “Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì COVID bộc lộ bất cập”

    09:03, 18/03/2021

Bài và ảnh: HUYỀN TRANG