Cơ chế tài chính cho Hợp tác công tư: Quản lý tài chính từ góc nhìn quốc tế

CẨM ANH 09/05/2021 17:05

Gần đây, một số quốc gia đã đạt được tiến bộ trong việc tăng cường quản lý rủi ro PPP bằng cách thức giao quyền cho các Bộ hoặc thành lập cơ quan chuyên môn riêng.

LTS: Nghị định số 28/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng vừa được Chính phủ ban hành cuối tháng 3/2021. Tuy vậy, những quy định về cơ chế quản lý tài chính đang tạo nên những tranh cãi dữ dội.

Để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, tại Vương quốc Anh, chính phủ đã có sự phân bổ, chia sẻ rủi ro tài chính một cách hợp lý. Quốc gia này cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư tư nhân trong quá trình triển khai dự án như có cơ chế tái cấp vốn cho các dự án PPP.

Theo đó, cơ quan này có thể xem xét đảm bảo tài chính cho một dự án với giá trị tối thiểu là 20 triệu bảng Anh. Thực tế, các ngân hàng tại quốc gia này thường không ưu đãi cho các dự án có thời gian triển khai trên 5 năm, trong khi các dự án PPP thường có thời gian triển khai tối thiểu từ 15 - 20 năm.

Chình vì vậy, Chính phủ Anh đã thiết lập liên minh các ngân hàng để cứu vãn tình hình, thu hút nhiều ngân hàng tham gia vào các dự án dài hơi. Theo chuyên gia nhận định, cách xử lý rõ ràng và minh bạch về tài chính là nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của các dự án PPP. Chính quyền Anh cũng đưa ra những hướng dẫn đánh giá hiệu quả đầu tư để có cơ sở đánh giá mức độ hiệu quả triển khai các dự án PPP sau khi đã kết thúc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích.

Đối với Mỹ, chuyên gia tư vấn PPP David Baxter cho biết, tại Mỹ, Chính phủ liên bang đã có các chương trình hỗ trợ để nhà đầu tư tư nhân nâng cao năng lực tài chính triển khai dự án. Ví dụ, nhà đầu tư tư nhân có thể phát hành trái phiếu để hỗ trợ cấp vốn cho tư nhân triển khai dự án và nhà nước luôn duy trì tình trạng miễn thuế của trái phiếu.

Đáng chú ý, ông Baxter chỉ ra hợp đồng là cơ sở quan trọng nhất trong quá trình triển khai dự án PPP. Do đó, một hợp đồng PPP ở Mỹ được soạn thảo rất kỹ, trong đó nêu chi tiết trách nhiệm và yêu cầu của khu vực công đối với khu vực tư như các điều khoản về vi phạm, khuyến khích, vỡ nợ và hủy hợp đồng cũng như các điều khoản về giới hạn mức thu phí hay tỷ lệ hoàn vốn. 

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM “xin tiền” làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo hình thức PPP

    TP.HCM “xin tiền” làm cao tốc TP.HCM - Mộc Bài theo hình thức PPP

    06:00, 26/04/2021

  • Nhiều quy định quản lý tài chính dự án PPP “đánh đố” nhà đầu tư

    Nhiều quy định quản lý tài chính dự án PPP “đánh đố” nhà đầu tư

    08:17, 18/04/2021

  • Cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu dự án PPP: Còn nhiều băn khoăn!

    Cơ chế chia sẻ rủi ro doanh thu dự án PPP: Còn nhiều băn khoăn!

    11:10, 18/03/2021

CẨM ANH