Áp thuế chống bán phá giá đường Thái: Chỉ là giải pháp tình thế

ĐỖ HUYỀN 21/06/2021 02:40

Nhiều doanh nghiệp hy vọng, áp thuế tự vệ với đường Thái sẽ giúp cho sản xuất đường trong nước dễ thở hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đó mới chỉ là giải pháp tình thế.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1578/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan.

Mía đường Việt Nam có nhiều cơ hội phục hồi, phát triển thị phần tại thị trường nội địa và quốc tế sau khi thuế chống bán phá giá tạm thời được áp với các sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan.

Mía đường Việt Nam có nhiều cơ hội phục hồi, phát triển thị phần tại thị trường nội địa và quốc tế sau khi thuế chống bán phá giá được áp với các sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan.

Quyết định này được đưa ra trên cơ sở các điều tra cho thấy, các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 47,64%. Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận.

Ông Trần Ngọc Hiếu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Cần Thơ nhận định, việc áp thuế đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan mới chỉ giải quyết được một phần cho ngành đường trong nước bởi vấn đề cốt lõi vẫn là giải quyết nạn đường nhập lậu. Chỉ khi giải quyết được vấn đề này thì thực sự ngành đường trong nước mới hồi phục trở lại.

Ở góc nhìn tương tự, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng tấm khiến chắn phòng vệ thương mại với mía đường Thái Lan chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế. Do đó, về lâu dài ngành mía đường cần tiếp tục cơ cấu lại, nâng cao năng suất, đầu tư hiệu quả. Cả khâu đầu tư trồng mía lẫn chế biến của ngành mía đường đều phải tái cơ cấu lại. Nếu chúng ta chế biến tốt, rỉ đường và bã mía có thể làm ra sản phẩm được để kinh doanh có lãi và hạ giá thành. Các nước khác đều làm như vậy và kinh doanh rất tốt.

Hiện nay, một số nhà máy mía đường thua lỗ là do năng suất thấp, chỉ đạt 50 tấn/ha, trong khi ở nhiều nước lên đến 100 tấn/ha. Nếu các doanh nghiệp mía đường Việt không cải thiện phương pháp canh tác để nâng cao năng suất và chất lượng cây mía nhằm hạ giá thành, thì chắc chắn họ sẽ khó sống do không thể cạnh tranh.

"Việc phát triển mía đường nội địa vẫn là yêu cầu cần thiết cho một nước gần 100 triệu dân, vì vậy cần sắp xếp lại, kinh doanh hiệu quả hơn. Đặc biệt, năm 2020, ngành mía đường thế giới được dự báo là đi xuống trong khi nhu cầu thị trường tăng lên, giá đường có thể tăng lên. Cơ hội phát triển ngành đường còn nằm ở các sản phẩm sau đường như sản xuất phân bón, ethanol từ bã mía và rỉ mật…", ông Doanh nhấn mạnh.

Mặt khác, ông Doanh cho rằng cần tăng cường đầu tư, có nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa những vùng mía tập trung. Đối với cơ quan quản lý, cần nghiên cứu áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các công cụ phòng vệ để kiểm soát đường nhập khẩu theo thông lệ quốc tế. Cùng với đó, tăng cường liên kết nông dân và doanh nghiệp chế biến…

Có thể bạn quan tâm

  • Mía đường cần được cạnh tranh công bằng

    01:30, 23/05/2021

  • Mía đường trong nước tự cứu mình

    00:08, 19/04/2021

  • Mía đường Việt "rộng cửa" ra thế giới

    04:30, 16/04/2021

  • Cổ phiếu Mía đường có hưởng lợi từ chính sách thuế Phòng vệ thương mại?

    06:32, 19/02/2021

  • Thuế phòng vệ thương mại cho mía đường - áp dụng sao cho hiệu quả?

    01:07, 02/01/2021

  • Phòng vệ thương mại giúp mía đường Việt Nam cạnh tranh ngang bằng thời “mở cửa”

    17:30, 28/12/2020

  • Lợi ích nào cho quốc gia khi áp thuế phòng vệ thương mại ngành mía đường?

    12:00, 16/12/2020

ĐỖ HUYỀN