Kinh doanh đa cấp hết đường thu lợi bất chính

ĐỖ HUYỀN 21/07/2021 04:00

Nghị định số 40 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, vừa được Bộ Công Thương xây dựng và đưa ra lấy ý kiến.

Theo dự thảo sửa đổi, nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp tối thiểu là 3 năm liên tục ở một quốc gia khác trên thế giới.

Hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam cần có kinh nghiệm ba năm liên tiếp ở một quốc gia khác. Ảnh minh hoạ.

Hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam cần có kinh nghiệm ba năm liên tiếp ở một quốc gia khác. Ảnh minh hoạ.

Cùng với đó, Dự thảo cũng quy định rõ các kế hoạch trả thưởng cho đại lý của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Đồng thời, Dự thảo cũng đưa ra các quy định nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thông qua việc điều chỉnh cơ chế bảo trợ quốc tế, ngăn ngừa các hoạt động trái phép hoặc thu lợi bất chính từ thị trường Việt Nam.

 Bình luận về những quy định trong dự thảo lần này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết,  việc Bộ Công Thương Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40 và đã công khai lấy ý kiến góp ý về Dự thảo là rất thiết thực và sát với tình hình thực tế. Dự thảo này có nhiều điểm mới, quy định rõ ràng và cụ thể hơn sẽ giúp các cơ quan chức năng và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục không còn gặp vướng mắc.

 Ông Tuấn đưa ra một số điểm mới đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, Dự thảo quy định rõ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm nghĩa vụ trả thưởng theo kế hoạch, nghĩa vụ mua lại hàng hóa nếu người tham gia trả lại hàng theo đúng quy định. Các nghĩa vụ phát sinh không trên cơ sở hợp đồng, kế hoạch trả thưởng, ví dụ như trả lại hàng hóa mà người tham gia đã nhận rồi gửi tạm ở công ty, không được coi là nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp.

Giải pháp này có tác động tích cực trong giải quyết đề nghị sử dụng tiền ký quỹ, giúp xác định rõ nghĩa vụ nào của doanh nghiệp sẽ được giải quyết bằng tiền ký quỹ, giải quyết được tình trạng lúng túng như thực tiễn hiện nay.

Thứ hai, Dự thảo cũng đề xuất sửa đổi quy định liên quan đến đảm bảo hiệu quả quản lý hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương giúp tạo điều kiện nhằm nâng cao chất lượng của người đại diện doanh nghiệp tại địa phương, thúc đẩy các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn được thực hiện một cách tốt hơn.

Thứ ba, Dự thảo quy định rõ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm nghĩa vụ trả thưởng theo kế hoạch, nghĩa vụ mua lại hàng hóa nếu người tham gia trả lại hàng theo đúng quy định. Các nghĩa vụ phát sinh không trên cơ sở hợp đồng, kế hoạch trả thưởng, ví dụ như trả lại hàng hóa mà người tham gia đã nhận rồi gửi tạm ở công ty, không được coi là nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp. 

Cũng theo Luật sư Tuấn việc siết chặt quản lý bằng Nghị định 40 sửa đổi, bổ sung sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong thời gian tới. Một ví dụ điển hình là việc Dự thảo bổ sung điều kiện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trước khi tham gia thị trường Việt Nam phải hoạt động BHĐC tối thiểu 3 năm ở một quốc gia khác.

Cùng với các điều kiện về đăng ký hoạt động bán hàng đối với các doanh nghiệp đa cấp đã giúp sàng lọc các doanh nghiệp tham gia thị trường, là cơ sở để doanh nghiệp được cơ quan chức năng và người tiêu dùng đánh giá uy tín. Đồng thời, đây cũng được xem là cơ hội để các doanh nghiệp chân chính tiếp tục tồn tại và phát triển. Tránh tình trạng như hiện nay, nhiều doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc chấm dứt hoạt động do không hiệu quả bởi sự cạnh tranh không lành mạnh từ các hình thức đa cấp biến tướng”, Luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, luật sư Tuấn cũng cho rằng các quy định chặt chẽ giúp các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm hoạt động một cách hiệu quả và bài bản hơn, đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.

Dự kiến, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ hoàn thiện dự thảo trước khi Bộ Công Thương trình Chính phủ vào tháng 12/2021.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh doanh đa cấp đội lốt công nghệ cao “Robot AI”

    03:50, 05/07/2021

  • Muốn bán hàng đa cấp phải có 3 năm kinh nghiệm

    11:00, 22/06/2021

  • Tiếp vụ BIS - đa cấp tài chính lừa đảo (Bài 3): Bộ Công an vào cuộc

    04:30, 30/05/2021

  • BIS - Mô hình đa cấp tài chính (Bài 2): “Vạch mặt” nhóm đối tượng lừa đảo

    11:06, 14/05/2021

  • Sở Công Thương Nghệ An đề nghị khởi tố đa cấp huy động vốn trái phép

    07:30, 04/05/2021

  • App đa cấp lừa đảo nở rộ, nguyên nhân từ đâu?

    04:30, 01/05/2021

ĐỖ HUYỀN