Tư duy về một cuộc cải cách mới ở Việt Nam

HUYỀN TRANG 24/07/2021 12:00

TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cuộc cải cách mới lần này cần đột phá thể chế nhấn mạnh vào phân bổ nguồn lực.

Diễn biến phức tạp của COVID-19 trên toàn cầu và ở Việt Nam tiếp tục gây ra những xáo trộn lớn trong nền kinh tế, trong cuộc sống, xã hội. Cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra hoàn toàn khác các cuộc khủng hoảng trước đây, đó là cuộc khủng hoảng kinh tế do khủng hoảng y tế kéo dài, nguyên nhân và cách thức phục hồi có những đặc thù riêng.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy cho công cuộc cải cách tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới.

Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy cho công cuộc cải cách tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới.

Chính phủ các nước đều thực hiện các giải pháp chính sách để vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế, kéo theo rủi ro lạm phát và nợ công tăng cao. Nhưng quy luật và kinh nghiệm thực tiễn của cả thế giới và Việt Nam đều cho thấy, cứ sau một cuộc khủng hoảng là phải có một cuộc cải cách, để quá trình phục hồi hướng tới mục tiêu phát triển cao hơn, hiệu quả hơn của nền kinh tế.

Về phía Việt Nam, trao đổi nhanh với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, chiến lược phát triển kinh tế 5 năm 2021-2025 và dự thảo Chiến lược 2020-2030 có 3 đột phá chiến lược gồm: thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Dù đã được thảo luận kĩ nhưng việc xác định cần bao nhiêu đột phá cho những năm tới vẫn là một vấn đề để ngỏ.

Có người nói chỉ cần 1 đột phá thôi, đó là đột phá về tư duy, vì tư duy của ta hiện nay có nhiều ràng buộc, chưa đủ mở để chấp nhận đầy đủ kinh tế thị trường. Và nếu còn tư duy này thì việc chuyển đổi sang kinh tế thị trường của nước ta sẽ không dứt khoát, không triệt để và không thực chất”, ông Cung nói.

Chia sẻ cụ thể hơn về đột phá thể chế, ông Cung cho biết khác với trước đây - trọng tâm của đột phá thể chế là việc cải cách thủ tục tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh - lần này, đột phá thể chế nhấn mạnh vào phân bổ nguồn lực, xây dựng phát triển các thị trường nhân tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, lao động, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ…

“Nguồn lực của nhà nước cần phải phân bổ theo nguyên tắc thị trường, tức là hiệu quả của dự án sẽ quyết định mức độ phân bổ của nguồn lực. Hiện nay, việc phân bổ nguồn lực đang là điểm nghẽn của cải cách, vì thể chế phân bổ nguồn lực đang rất sai lệch, nặng về xin - cho và thân hữu.

Chính sự phân bổ sai lệch này đã dẫn tới nền kinh tế kém về hiệu quả và yếu về năng lực cạnh tranh. Nếu ta lật ngược được cơ chế phân bổ này thì tôi cho rằng hiệu quả sử dụng nguồn lực sẽ được nâng cao, qua đó nền kinh tế đạt được tăng trưởng cao. Dù vậy, phải nói rằng việc này là cực kì khó”, ông Cung cho biết.

Vậy, đâu sẽ là những giải pháp để tạo nên sự đột phá trong cải cách thể chế trong bối cảnh mới.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Có thể bạn quan tâm

  • Thể chế hóa các chủ trương, định hướng lớn của Đảng

    Thể chế hóa các chủ trương, định hướng lớn của Đảng

    16:04, 13/07/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện thể chế và thực thi pháp luật

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thiện thể chế và thực thi pháp luật

    22:09, 29/06/2021

  • Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng

    Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng

    16:40, 05/04/2021

  • Dấu ấn của Chính phủ về cải cách thể chế và chính phủ điện tử mở

    Dấu ấn của Chính phủ về cải cách thể chế và chính phủ điện tử mở

    10:35, 26/03/2021

  • Phát triển kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chế

    Phát triển kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chế

    06:00, 12/03/2021

HUYỀN TRANG