Gói hỗ trợ an sinh xã hội: Làm sao cho trúng, đúng và nhanh nhất?

ĐỖ HUYỀN 19/08/2021 03:40

Các chính sách an sinh, nếu được thực hiện một cách hiệu quả sẽ giúp ổn định xã hội, từ đó, hỗ trợ cho quá trình chống dịch hiệu quả hơn.

Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại chứng kiến hình ảnh dòng người ồ ạt đổ về quên trên các phương tiện thô sơ khi Thành phố Hồ Chí Minh quyết định giãn cách xã hội tới ngày 15/9.

Trên thực tế, dịch bệnh COVID-19 đã thực sự trở thành "phép thử" đối với tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm công dân. Những khó khăn của nền kinh tế trong đại dịch đang ngấm ngày càng sâu vào từng người lao động và từng doanh nghiệp.

Sáng 15/8, nhiều người dân đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh đã chạy xe máy về quê khi biết thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến ngày 15/9.

Sáng 15/8, nhiều người dân đang sinh sống ở TP Hồ Chí Minh đã chạy xe máy về quê khi biết thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến ngày 15/9.

Bình luận về đề xuất này, ông Nguyễn Văn Đáng, Học Viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cuộc sống không chỉ có ăn cho nên kể cả khi được cấp thực phẩm đầy đủ, vẫn rất nhiều người vẫn có nhu cầu về quê bởi thời gian giãn cách quá dài hoặc có những tính toán mới cho tương lai.

Ông Đáng cho rằng dòng người bỏ phố về quê chỉ đáng lo ngại nếu nó diễn ra tự phát và vô tổ chức.

Còn nếu nhu cầu hồi hương được đáp ứng một cách có tổ chức, kiểm soát chặt chẽ thì không đáng ngại. Chẳng hạn, chính quyền Thành phố có thể dùng nguồn lực dự kiến hỗ trợ bà con để thuê những chuyến tàu đặc biệt chở người lao động hồi hương. Đến mỗi tỉnh, hành khách được chính quyền địa phương tiếp nhận rồi phân phối về các cấp dưới theo địa chỉ cư trú của người dân để cách ly tập trung hoặc tại gia đình”, ông Đáng nhấn mạnh.

Theo quan điểm của ông Đáng, để giải tỏa bớt người lao động tạm cư về các địa phương cũng là cách để giảm áp lực cho TP HCM khi mà trận chiến dịch bệnh này chưa biết đến khi nào chấm dứt.

Nếu sau 15/9 dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, liệu TP HCM lại tiếp tục giãn cách và kêu gọi bà con ở lại? Đã đến lúc chúng ta cần một giải pháp lâu dài cho vấn đề này chứ không đơn giản chỉ là câu chuyện hỗ trợ trước mắt”, ông Đáng nói.

Dòng người đi xe máy về quê tập trung phía trước Bến xe Miền Đông mới (TP.Thủ Đức) trưa 15/8. Ảnh: Thanh Niên.

Dòng người đi xe máy về quê tập trung phía trước Bến xe Miền Đông mới (TP.Thủ Đức) trưa 15/8. Ảnh: Thanh Niên.

Trước đó, ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hươnrg từ đại dịch COVID-19. Các chính sách này áp dụng với người chịu tác động bởi dịch bệnh tính từ ngày 1/5/2021 (riêng người phải cách ly tính từ ngày 27/4/2021). Nghị quyết đưa ra 12 nhóm chính sách hỗ trợ, gồm hỗ trợ bằng tiền mặt, miễn và hoãn nộp bảo hiểm xã hội, cho vay trả lương cho lao động.

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, rất mừng khi Nhà nước có các gói hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Thực tế, nhóm lao động chịu ảnh hưởng nặng nhất là lao động khu vực phi chính thức (lao động tự do) và tiểu thương. Tuy nhiên, việc xác nhận để chi ngân sách hỗ trợ cho đúng, trúng lại không dễ, khi hầu hết lao động tự do lại có hộ khẩu thường trú ở vùng nông thôn nhưng họ tới các thành phố lớn kiếm việc làm, không có dữ liệu để xác nhận và chi trợ cấp.

“Chính quyền địa phương nơi lao động tự do đăng ký hộ khẩu hay nơi họ tới làm việc sẽ xác nhận để chi trợ cấp đều khó. Họ cũng lúng túng, sợ trách nhiệm vì không nắm được người lao động ở đâu, làm gì, có khó thật không. Đây là yếu kém trong quản lý thị trường lao động, khi không có dữ liệu về lao động khu vực phi chính thức, dù số này chiếm đa số trên thị trường”, ông Huân nói.

Cũng theo ông Huân, gói hỗ trợ an sinh lần 2 này chủ yếu hướng tới lao động khu vực chính thức và doanh nghiệp. Thực tế, hiện tại khu vực chính thức mong nhất là kiểm soát sớm dịch bệnh, người lao động được tiêm vaccine, ưu đãi thuế phí và tín dụng để ổn định hoạt động. Doanh nghiệp sản xuất vẫn có đơn hàng, nhưng bị gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu lao động vì giãn cách, phong toả, hạn chế đi lại phòng dịch. Còn chính sách cho vay ưu đãi để trả lương cho người lao động cũng không dễ, khi đã không có việc làm thì khả năng trả nợ cũng khó.

TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cũng cho rằng, các gói hỗ trợ an sinh của nước ta so với nhiều quốc gia phát triển cũng không thua kém gì về độ bao phủ. Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt lao động tự do rất khó tiếp cận. Để chi được tiền trợ cấp cần có dữ liệu về lao động và việc làm, nhưng tới nay vẫn chưa có. “Chính quyền lo thất thoát, chi sai đối tượng, nên để người lao động tự do có được xác nhận thất nghiệp và nhận trợ cấp là không dễ”, bà Hương nói. Theo bà Hương, qua dịp này, ngành lao động nên triển khai hệ thống dữ liệu về lao động phi chính thức, để người lao động dù làm ở bất kể đâu cũng dễ dàng được theo dõi, hỗ trợ khi cần.

“Cũng cần giải pháp về miễn trừ một phần trách nhiệm cho chính quyền địa phương, chấp nhận việc họ có thể chi nhầm cho một số ít người, nhưng đảm bảo tất cả người cần đều được hỗ trợ”, bà Hương nói thêm. 

Có thể bạn quan tâm

  • An sinh xã hội và giải pháp "níu chân" người lao động

    05:00, 18/08/2021

  • Formosa Hà Tĩnh tiên phong đảm bảo an sinh xã hội

    17:56, 12/08/2021

  • Tiền Giang: Tăng cường cung ứng hàng hoá thiết yếu để đảm bảo an sinh xã hội

    13:33, 06/08/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quyết tâm khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội

    20:46, 02/06/2021

ĐỖ HUYỀN