Nới trần nợ công để tạo động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế

ĐỖ HUYỀN 17/10/2021 04:30

Để tạo động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, một loạt giải pháp đang được các cơ quan liên quan xem xét, trong đó có tính đến nới trần nợ công trong thời điểm này.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng những năm gần đây, Việt Nam luôn được các tổ chức quốc tế tín nhiệm về an toàn nợ, trong đó có nợ công.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần 4 với những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, các chuyên gia đề xuất nới trần nợ công để tạo dư địa tài chính tạo dư địa cho hồi phục và phát triển kinh tế.

nợ công theo GDP mới hiện nay mới chiếm 46,1%, còn cách xa so với trần nợ công do Quốc hội đề ra là 60% GDP và mức cảnh báo là 55%.

Nợ công theo GDP mới hiện nay mới chiếm 46,1%, còn cách xa so với trần nợ công do Quốc hội đề ra là 60% GDP và mức cảnh báo là 55%.

Về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân) nhận định: Đại dịch COVID-19 trên thế giới chưa xác định được thời gian kết thúc do tính chất bất định và rủi ro rất cao khiến hầu hết “đầu tàu” kinh tế thế giới đều gặp khó khăn. Để ứng phó với khó khăn gây suy giảm tăng trưởng, hầu hết các quốc gia đều áp dụng các gói cứu trợ để tạo sức kháng cự, tạo “kháng thể” lâu dài cho nền kinh tế. Hoa Kỳ đưa ra gói hỗ trợ 5.000 tỷ USD (khoảng 24% GDP) và thông qua đạo luật tiếp tục nâng trần nợ công để tránh tình trạng Chính phủ đóng cửa. Trung Quốc sử dụng gói hỗ trợ 4,7% GDP và tăng trưởng dương trong năm 2021 cao hơn nhiều năm 2020…

Ở Việt Nam, trong năm 2021 với bùng phát đợt dịch lần thứ 4, gói hỗ trợ thêm 140.000 tỷ đồng, cộng thêm các chương trình hỗ trợ khác thì mới đạt mức khoảng hơn 2% GDP, vẫn còn thấp hơn so với các nước. Chuyên gia Nguyễn Thường Lạng đánh giá: Chính phủ Việt Nam có chiến lược đúng đắn là phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Trong bối cảnh tăng trưởng GDP quý III/2021 giảm sâu, Chính phủ đang có bước đi đúng hướng ngay khi dịch bước đầu được kiểm soát, đã giảm thiểu giãn cách xã hội, khôi phục lại chuỗi sản xuất, cung ứng, thị trường… tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thích ứng với tình hình mới phục hồi nền kinh tế.

Sau khi kiểm soát dịch, có vốn đầu tư đủ lớn sẽ tạo khả năng thu hút các nguồn lực khác, từ đó tạo động lực lan tỏa. Đây là cũng là cách thức phù hợp để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình do tăng trưởng không đạt ngưỡng cần thiết.

 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần 4 với những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, các chuyên gia đề xuất nới trần nợ công để tạo dư địa tài chính tạo dư địa cho hồi phục và phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần 4 với những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, các chuyên gia đề xuất nới trần nợ công để tạo dư địa tài chính, tạo dư địa cho hồi phục và phát triển kinh tế.

Vị chuyên gia này tính toán, nếu hỗ trợ như nhiều nền kinh tế đang áp dụng, nghĩa là ít nhất khoảng 3,5% GDP, thì quy mô gói hỗ trợ cần tăng thêm khoảng 200.000 tỷ đồng. Đây là “gói kinh tế” cần thực hiện để duy trì sự ổn định cần thiết trong trạng thái bình thường mới.

Việt Nam, với nguồn lực có hạn, để phát triển kinh tế dài hạn cần có nhiều nguồn lực, trong đó có tăng khoản vay công để phát huy vai trò dẫn dắt của chi tiêu công”, chuyên gia Nguyễn Thường Lạng phân tích.

Nhìn vào các điều kiện vĩ mô, Việt Nam có tỉ lệ nợ công/GDP vẫn trong giới hạn an toàn, xuất - nhập khẩu khẩu tăng mạnh và có khả năng đạt hơn 600 tỷ USD trong năm 2021, cán cân thương mại thặng dư, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên, tỉ giá ổn định, lạm phát kiểm soát, lãi suất trái phiếu thấp và nhìn chung, kinh tế vĩ mô ổn định. Bên cạnh đó, các biện pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả và hiệu năng kịp thời. Xếp hạng tín dụng khá tốt cho phép Việt Nam tăng khoản vay công cả trong nước và quốc tế tương đối thuận lợi. Đây là những cơ sở để Việt Nam cân nhắc nới khoản vay công kịp thời để tạo thêm nguồn lực kích thích kinh tế.

"Nhìn ra thế giới, mặc dù gặp phải tình trạng nợ công lớn hơn quy mô GDP hằng năm nhưng Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn tiếp tục vay nợ để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Quan trọng là khả năng trả nợ cũng như triển vọng phát triển lâu dài của nền kinh tế sẽ quyết định đến khả năng trả nợ. Thực tiễn kinh tế chỉ ra, khi số nhân chi tiêu (hệ số cho biết sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi 1 đơn vị) tăng cao sẽ xuất hiện khả năng tăng trưởng cao GDP trong giai đoạn tiếp theo", chuyên gia Nguyễn Thường Lạng lưu ý.

Đồng quan điểm, PGS TS Nguyễn Chí Hải, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM cho biết  các lý do để có thể “nới trần nợ công” của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025, đó là:

Thứ nhất, để hồi phục và tạo động lực cho phát triển kinh tế trong thời gian tới, nền kinh tế cần được “bơm” thêm nguồn lực tài chính, trong đó việc nới trần nợ công sẽ tạo dư địa cần thiết để huy động nguồn lực tài chính trong và ngoài nước. Theo ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi cho rằng, Quốc hội nên xem xét để có thể nới trần nợ công ở mức hơn 65% GDP trong giai đoạn 2021-2025, nhưng liều lượng và lộ trình thực hiện cần linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tiễn của nền kinh tế.

Thứ hai, xem xét các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều đánh giá cao về sự ổn định (dù tăng trưởng có suy giảm), đặc biệt thành tựu kiểm soát nợ công, nợ nước ngoài được đánh giá ở mức khá an toàn, trong khi dư địa về tổng cầu và tổng cung còn khá nhiều tiềm năng. Do vậy, việc nới trần nợ công có kiểm soát sẽ tạo động lực để khai thác nguồn lực phát triển kinh tế.

Thứ ba, các biện pháp kích thích tăng trưởng bằng cách chủ động gia tăng tổng cầu, để khôi phục và phát triển kinh tế là công cụ khá phổ biến mà các nước đã thực hiện, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu 2 năm qua, nhiều nước đã sử dụng nợ công như là công cụ cần thiết nhằm “bơm thêm” nguồn lực tài chính cho phục hồi tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, vấn đề là thời điểm, liều lượng và ảnh hưởng có mức độ khác nhau.

Tuy nhiên, ông Hải cũng đưa ra lưu ý về mức độ phù hợp khi nới trần nợ công. 

Việt Nam, những năm gần đây luôn được các tổ chức quốc tế tín nhiệm về an toàn nợ, trong đó có nợ công; Việt Nam cũng là quốc gia có kinh nghiệm trong kiểm soát nợ và duy trì các chỉ số nợ bền vững.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lần 4 với những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo áp lực lớn đối với chi tiêu ngân sách Nhà nước, do vậy đề xuất “nới trần nợ công” ở mức độ phù hợp, linh hoạt, có kiểm soát, cần có quyết sách kịp thời của Quốc hội và Chính phủ”, ông Hải nhấn mạnh. 

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023

    20:10, 07/06/2021

  • Lo nợ công tăng nhanh vượt ngưỡng

    04:50, 04/11/2020

  • Phương án nào giúp giảm áp lực nợ công?

    05:00, 18/08/2020

  • Nợ công tăng kinh hoàng biến Mỹ thành "chúa Chổm" thế giới

    11:20, 12/06/2020

ĐỖ HUYỀN