Nghị quyết 01/NQ-CP sẽ tạo nên “sức ép tích cực” cho nền kinh tế

ĐỖ HUYỀN 05/02/2022 12:00

Đây là nhận định của TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

>> Doanh nghiệp là trung tâm của quá trình phục hồi kinh tế

Ngày 8/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Với 6 quan điểm, trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công; phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế xã hội; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở;...

 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết 01 năm nay được thực hiện trong bối cảnh những khó khăn và thuận lợi đan xen.

Diễn biến phức tạp của COVID-19 cùng với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới làm tăng mức độ bất định trong quá trình mở cửa đường bay quốc tế, cũng như tương lai phục hồi kinh tế. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có thể diễn ra phức tạp, khó lường hơn, trên nhiều lĩnh vực như thương mại, công nghệ...

Khác với các năm trước, chúng ta đã có “hành trang” là tỷ lệ tiêm vaccine tương đối cao, mong mỏi được nối lại hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp sau những đợt gián đoạn...

Cạnh tranh công nghệ tiếp tục nổi lên là một nhân tố quyết định, thay đổi bản chất thương mại và đầu tư toàn cầu một cách sâu sắc hơn, do đó, vừa tạo sức ép đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế đồng thời đòi hỏi thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư vào công nghệ và nhân lực chất lượng cao”, bà Minh nhấn mạnh.

Bối cảnh ấy, theo bà Minh sẽ tạo ra những cơ hội, thậm chí là “sức ép tích cực”, để nhận ra những điểm yếu cố hữu của nền kinh tế, từ đó xử lý một cách toàn diện, hiệu quả, gắn với phục hồi xanh và phát triển bền vững.

Thông tin thêm với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Minh cho biết: Việt Nam trải qua một năm 2021 không hề dễ dàng. Cần lưu ý, năm 2021 đã là năm thứ hai đối phó với dịch bệnh COVID-19 và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường.

Trong bối cảnh ấy, tư duy điều hành của Chính phủ cũng từng bước điều chỉnh linh hoạt, hướng tới sống chung an toàn với dịch bệnh; từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, tổ chức lại hoạt động sản xuất, tạo điều kiện kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ... Chính phủ vẫn đặt ưu tiên cao nhất là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội, qua đó chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đồng thời duy trì đồng thuận xã hội hướng tới định hình cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

>>Kinh tế Việt Nam 2022: Việt Nam sẽ vùng lên như "con hổ Châu Á"

Với doanh nghiệp, theo bà Minh sau hai năm chịu nhiều gián đoạn do dịch bệnh COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam đang khát khao hơn bao giờ hết việc nối lại hoạt động sản xuất-kinh doanh.

Theo tôi, đó là khát khao chính đáng, và sẽ thôi thúc doanh nghiệp hưởngứng, tận dụngcác cơ hội từ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chỉ khát khao thôi thì không đủ với bối cảnh phát triển mới”, bà Minh nói.

Do đó, bà Minh cho rằng, trong bối cảnh mới doanh nghiệp cũng cần chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro (thị trường, chuỗi cung ứng, lao động) một cách hiệu quả. Cần lưu ý, các giải pháp về tài khóa, tiền tệ rất quan trọng, song cũng có thời điểm “bình thường hóa”.

Cũng theo bà Minh, trong bối cảnh mới doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất-kinh doanh của cả doanh nghiệp và người lao động thích ứng với không gian mới (kinh tế số, kinh tế xanh/kinh tế tuần hoàn..) - với nguồn lực có thể tiếp cận/tiết kiệm được từ các gói tài khóa, tiền tệ - chính là “bước chuyển” phù hợp nhất.

Cuối cùng, bà Minh cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng có hiệu quả cơ hội từ các FTA thế hệ mới. Muốn tận dụng được hiệu quả các cơ hội này thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu về các hiệp định, và tìm cách đáp ứng điều kiện (quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật...). "Yêu cầu này không mới; nhưng tôi tin khó khăn trong tiếp cận thị trường đầu ra hai năm qua đã khiến doanh nghiệp “thấm thía” hơn yêu cầu “chắt chiu” cơ hội từ các FTA", bà Minh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp là trung tâm của quá trình phục hồi kinh tế

    11:26, 02/02/2022

  • Cải thiện môi trường kinh doanh 2022: Giải pháp “phi tài chính” giúp phục hồi kinh tế

    04:10, 02/02/2022

  • Chính thức đưa gói phục hồi kinh tế 35.000 tỷ đồng vào đời sống

    01:20, 31/01/2022

  • Gói phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng: Chậm nhất khởi động trong Quý I/2022

    18:23, 28/01/2022

  • Tính hiệu quả các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế

    04:30, 27/01/2022

  • Cú sốc giá dầu sẽ hủy hoại phục hồi kinh tế

    05:44, 26/01/2022

  • Còn dư địa thời gian phục hồi kinh tế?

    04:00, 24/01/2022

ĐỖ HUYỀN