Cải thiện môi trường kinh doanh: Gỡ rào cản từ gốc

ĐỖ HUYỀN 12/02/2022 05:40

Với Nghị quyết 02/2022, mục tiêu cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện sẽ được ưu tiên thực hiện trong năm 2022.

>> Môi trường kinh doanh tốt là hỗ trợ thiết thực nhất

Đã thành thông lệ, ngay đầu năm, Nghị quyết 02/2022/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 được ban hành.

Ở Nghị quyết 02/2022, phần việc phải làm lớn nhất trong năm nay sẽ là cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và dỡ bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ–CP.

Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ–CP.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Cải cách môi trường kinh doanh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) cho biết, ngay khi Nghị quyết 02/2022/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 được ban hành.

Đây là 2 ưu tiên mới trong nhiệm vụ Chính phủ giao các bộ, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh so với các năm trước, nhưng cũng sẽ là những phần việc khó khăn hơn.

Cụ thể, với nhiệm vụ cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Hướng xử lý được xác định ngay từ đầu là thu hẹp phạm vi một số ngành nghề; đưa ngành nghề ra khỏi danh mục nếu có biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn. Cùng với đó là kiểm soát việc đề nghị bổ sung ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh mới.

Cùng với đó, Nghị quyết 02 năm nay cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể để cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Cụ thể: Nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là B1); nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng (B2) lên 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai (B3) lên ít nhất 1 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Vốn hóa thị trường chứng khoán (B7) lên 2-3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (B9) lên 2-3 bậc…

Vì thế, Nghị quyết 02 đã đề ra 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cùng với đó là phụ lục phân công công việc cụ thể đến từng bộ, ngành; trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số…

>>Nghị quyết 02/2022: "Lãnh địa" xin-cho của bộ ngành sẽ bị "đụng chạm"

Hơn thế, việc thực hiện đưa các ngành nghề ra khỏi danh mục nếu yêu cầu quản lý thiếu cơ sở khoa học, thiếu cơ sở thực tiễn, không có mục tiêu quản lý hoặc không có mục tiêu quản lý rõ ràng sẽ phải hoàn thành trong năm 2023.

“Ngay trong năm 2022, sẽ phải hoàn tất việc rà soát đánh giá danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, làm cơ sở cho các đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Việc này đòi hỏi các bộ, ngành phải thực sự vào cuộc, với tư duy khác hẳn”, bà Thảo nói.

Trong một thời gian dài, kể cả trước khi phiên bản đầu tiên của Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh được ban hành vào năm 2014, việc cắt giảm giấy phép con, cắt giảm điều kiện kinh doanh thường xuyên là nhiệm vụ ưu tiên. Từ năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh. Đến hết năm 2018, về cơ bản, số lượng điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm hơn 50%.

Nghĩa là, hàng ngàn điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không tiên liệu trước được hoặc can thiệp quá mức vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã được bãi bỏ hoặc đơn giản hóa. Nhờ đó, môi trường kinh doanh Việt Nam thay đổi theo hướng thuận lợi, tự do và an toàn cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, bà Thảo phân tích, phần lớn những thay đổi này nằm ở giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là khi doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh cụ thể. Còn giai đoạn trước đó, khi có ý tưởng đầu tư tới lúc quyết định bỏ tiền đầu tư dự án hay thành lập doanh nghiệp, các rào cản dù đã được nhắc đến, có đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa từ các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nhưng chưa thực sự được các cơ quan quản lý thực hiện rốt ráo.

Có thể bạn quan tâm

  • Môi trường kinh doanh tốt là hỗ trợ thiết thực nhất

    03:30, 10/02/2022

  • Quảng Ninh: Kiên quyết cải thiện môi trường kinh doanh

    10:36, 02/02/2022

  • Cải thiện môi trường kinh doanh 2022: Giải pháp “phi tài chính” giúp phục hồi kinh tế

    04:10, 02/02/2022

ĐỖ HUYỀN