Khoá van tăng giá xăng dầu như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng bên cạnh chỉ giảm thuế giảm thuế bảo vệ môi trường sẽ không đủ để hạ nhiệt giá xăng.
>>Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu
Chiều 11/3, liên Bộ Công Thương – Tài chính công bố tăng giá các mặt hàng xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.
Sau kỳ điều chỉnh này, giá xăng E5RON92 tăng thêm 2.908 đồng/lít, lên mức 28.985 đồng/lít; giá xăng RON95-III tăng thêm 2.990 đồng/lít, lên mức 29.824 đồng/lít. Các mặt hàng dầu cũng điều chỉnh tăng mạnh từ 3.940 đồng/lít - 3.958 đồng/lít…
Như vậy, đây là lần tăng thứ 7 liên tiếp và là đợt tăng thứ 6 trong hơn 2 tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, mức tăng giá xăng dầu ở kỳ điều hành này là mức tăng mạnh nhất của giá mặt hàng này từ trước đến nay. Hiện, giá bán lẻ các mặt hàng xăng đã sát mốc 30.000 đồng/lít.
Trước những diễn biến này, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Đồng thời, trong dự thảo, Bộ Tài chính đề nghị nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Tuy nhiên, bình luận về động thái này, tại báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá việc giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (lần lượt 10% và 8% với xăng RON95 và E5RON92), thuế nhập khẩu (10%) đối với xăng dầu cần được tính tới để kìm đà tăng giá mặt hàng này trong nước, nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cũng cho rằng có thể giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định với mặt hàng xăng dầu để giảm sức ép trong thời gian tới.
Ông Lâm dẫn chứng việc giảm các loại thuế để "hạ nhiệt" giá xăng dầu cũng đã được các quốc gia trên thế giới thực hiện thời gian qua. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, Ấn Độ đã giảm 5 rupee (0,0671 USD)/lít đối với xăng và 10 rupee (0,1342 USD) mỗi lít đối với dầu diesel. Thái Lan cũng giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu diesel từ 5 baht/lít còn 3 baht/lít...
>>Cân nhắc mức giảm mạnh hơn cho thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
>>Thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin về giá xăng dầu biến động
Ông Hoàng Văn Cường (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) cũng nhấn mạnh đến giải pháp giảm thuế để hạn chế việc tăng sốc của giá xăng dầu trong nước làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung của phục hồi và phát triển kinh tế.
Trước đó, trong văn bản góp ý vấn đề này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị phương án giảm thuế 2.000 đồng/lít, sâu hơn so với đề xuất giảm 1.000 đồng mỗi lít xăng (trừ ethanol).
Theo VCCI, đề xuất giảm thuế rất quan trọng và đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu, nguyên nhiên liệu rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.
Mặc dù đây là phương án tích cực, nhưng VCCI cho rằng, theo phản ánh của các doanh nghiệp, hiệp hội thì việc giảm thuế bảo vệ môi trường cần cân nhắc tiến hành mạnh mẽ hơn.
Bởi giá bán lẻ xăng dầu đã đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay và dự báo tiếp tục tăng cao trong thời gian tới trong bối cảnh xung đột quân sự cũng như các trừng phạt kinh tế đang diễn ra căng thẳng tại Châu Âu và có xu hướng leo thang.
Vì thế, VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc trình thêm một phương án nữa có mức giảm mạnh hơn, chẳng hạn áp dụng mức giảm 2.000 đồng/lít với xăng; 1.000 đồng/lít với dầu, mỡ nhờn.
Thời hạn giảm có thể ngắn hơn, chẳng hạn 3-6 tháng nếu giá xăng dầu ổn định trở lại thay vì áp dụng một mức cố định trong cả 8 tháng, đến hết năm 2022.
Có thể bạn quan tâm
Xăng dầu sẽ “nóng” tại phiên chất vấn
02:30, 11/03/2022
Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu
19:03, 10/03/2022
Đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường để hạ nhiệt giá xăng dầu
03:40, 04/03/2022