Sai phạm trong đấu giá đất, Phó Chủ tịch TP Từ Sơn có thể bị xử lý ra sao?
Viện Kiểm sát Nhân dân Bắc Ninh đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Thế Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Từ Sơn vì liên quan 79 lô đất đấu giá.
>>Đồng Tháp: Đề nghị chuyển hồ sơ mua sắm tài sản công sang Công an để điều tra, xử lý
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Thế Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Tuấn bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến dự án đấu giá đất trên địa bàn phường Đồng Nguyên, TP Từ Sơn. Những sai phạm tại dự án này diễn ra tại thời điểm ông Nguyễn Thế Tuấn còn giữ chức vụ Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Từ Sơn (nay là TP Từ Sơn). Ở góc độ pháp lý, những người vi phạm có thể bị xử lý sao?
Về vấn đề này, dưới góc nhìn pháp luật, Luật Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, trong những năm qua, cơ quan chức năng liên tục phát hiện, xử lý nhiều cán bộ vi phạm về quản lý đất đai. Những hành vi vi phạm thường xảy ra là giao đất không đúng đối tượng, cho chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, tính giá đất không đúng dẫn đến thiệt hại cho Nhà nước, quản lý đất công không chẽ dẫn đến thất thoát; vi phạm trong đấu giá đất, trong đó chủ yếu là xác định không đúng giá khởi điểm, có sự thông đồng, cấu kết với nhau để giao đất cho những đối tượng thân hữu với giá rẻ, làm thất thoát tài sản Nhà nước...
Quá trình quản lý công sản, cổ phần hóa các văn nghiệp Nhà nước cũng xảy ra nhiều sai phạm, nhiều khu đất công đã bị hạ giá để giao cho các doanh nghiệp sân sau nhằm phục vụ lợi ích nhóm, gây thất thoát tài sản của Nhà nước.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc nhiều cán bộ đã vi phạm quy định về quản lý đất đai như vi phạm về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.
Nếu những cán bộ thiếu trách nhiệm, không đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên lợi ích cá nhân họ có thể làm sai, vi phạm để được hưởng lợi. Khi thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất không chân chính luôn tìm cách tiếp cận với người có thẩm quyền để tác động, tiêu cực nhằm được sử dụng đất với giá rẻ.
“Trong vụ việc nêu trên, lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP Từ Sơn bị khởi tố, xử lý về các hành vi vi phạm về đất đai, quản lý tài sản Nhà Nước là chuyện đã xảy ra ở nhiều địa phương trong thời gian qua. Đây là những câu chuyện buồn về công tác cán bộ cũng như những lỗ hổng trong công tác quản lý kinh tế cần phải được khoả lấp”, luật sư Cường nói.
>>Quảng Ninh: Giải pháp nào cho quản lý tài sản công?
>>Rà soát pháp luật: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và những tồn tại
Theo luật sư Cường, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Thế Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.
Với tội danh này các bị can sẽ phải đối mặt với hình phạt có thể lên tới 20 năm tù nếu thiệt hại được xác định từ 1.000.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định của pháp luật, việc quản lý đất đai được phân cấp, phân quyền cho các cấp chính quyền. Theo đó ủy ban nhân dân cấp quận huyện, thị xã có thẩm quyền quản lý đất đai trên địa bàn và có quyền giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, thực hiện các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất.
Theo thông tin từ phía cơ quan chức năng, trong quá trình thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất các bị can đã có những sai phạm dẫn đến thất thoát tài sản Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
“Bởi vậy trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi vi phạm của từng việc, làm rõ chức trách nhiệm vụ của từng người tại thời điểm sự việc xảy ra và việc đã làm sai công vụ như thế nào dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước. Đồng thời cơ quan điều tra cũng sẽ xác định giá trị thiệt hại làm căn cứ để tòa án quyết định mức hình phạt phù hợp”, Luật sư Cường nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Trao quyền địa phương thu hồi đất: Tránh thất thoát tài sản công
10:10, 19/08/2021
Sửa đổi Nghị định 167 để tránh thất thoát tài sản công
07:00, 03/06/2019
Cổ phần hóa DNNN: Quan ngại thất thoát tài sản công và hiện tượng tư nhân hóa ngầm
06:30, 08/11/2018