Nên áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với đồ uống có cồn
Việc đề xuất áp dụng một phương pháp thuế Tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn là cần thiết để có thể đáp ứng hiệu quả hơn các mục tiêu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
>>"Cần phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn"
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố kết quả nghiên cứu chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn không còn phù hợp. Điều này dẫn đến các mục tiêu trong việc thực thi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống sau 15 năm thực hiện không có cồn không đạt mục tiêu như mong đợi.
5 kịch bản đánh thuế
Về vấn đề này, nghiên cứu được CIEM đã thực hiện kiểm chứng hiệu quả của phương pháp đánh thuế hỗn hợp so với thuế tương đối tại Việt Nam thông qua các tính toán định lượng dựa trên mô hình thuế của Đại học Charles Sturt (Úc), nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê và Tổ chức Nghiên cứu Rượu Quốc tế (IWSR).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra tính ưu việt của mô hình thuế hỗn hợp – kết hợp phương pháp thuế tương đối trên giá bán buôn và phương pháp thuế tuyệt đối trên từng lít sản phẩm tiêu thụ hoặc lít cồn nguyên chất – so với phương pháp thuế tương đối hiện hành trong việc giảm tiêu thụ đồ uống có cồn gây hại, ổn định nguồn thu ngân sách. Cụ thể, phương pháp thuế hỗn hợp sẽ giúp tăng thu ngân sách khoảng 25% so với phương pháp thuế tương đối hiện hành và mức tiêu thụ toàn ngành sẽ giảm 5%.
Để có chính sách thuế hữu hiệu đối với mặt hàng đồ uống có cồn, nhóm nghiên cứu của CIEM đưa ra 5 kịch bản:
Kịch bản 1: Giữ nguyên phương pháp thuế tương đối và tăng thuế suất theo lộ trình (cụ thể, trong 2 năm đầu tiên, áp dụng mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt 70% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 40% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ. Trong 2 năm tiếp theo: 75% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 45% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ);
Kịch bản 2: Áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp, kết hợp cả thuế suất tương đối trên giá bán buôn của sản phẩm và thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít sản phẩm tiêu thụ (theo đó, giữ nguyên mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt tương đối, cụ thể: 65% đối với sản phẩm bia và rượu từ 20 độ trở lên; 35% đối với sản phẩm rượu dưới 20 độ; đồng thời áp dụng thêm mức thuế suất tuyệt đối trên mỗi lít tiêu thụ đối với từng nhóm sản phẩm đồ uống có cồn);
Kịch bản 3: Tương tự kịch bản 2, song thuế suất tuyệt đối tính trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA), thay vì mỗi lít sản phẩm tiêu thụ;
Kịch bản 4: Giảm mạnh mức thuế suất tương đối từ năm thứ 2 và tăng mạnh mức thuế tuyệt đối trên mỗi lít tiêu thụ;
Kịch bản 5: Tương tự kịch bản 4, tuy nhiên thuế tuyệt đối sẽ áp dụng trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA), thay vì là mỗi lít tiêu thụ.
Cần đẩy mạnh quản lý khu vực phi chính thức
Đánh giá cao tính nghiêm túc và giá trị của nghiên cứu, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, việc lượng rượu phi chính thức đang chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam “vừa thiệt thòi cho ngân sách nhà nước, vừa nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng”. Vì vậy, cần tăng cường hiệu quả quản lý đối với khu vực đồ uống có cồn phi chính thức và kết hợp nhiều giải pháp chính sách khác ngoài thuế để hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn một cách hiệu quả.
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, việc lượng rượu phi chính thức đang chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam “vừa thiệt thòi cho ngân sách nhà nước, vừa nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng”. Vì vậy, cần tăng cường hiệu quả quản lý đối với khu vực đồ uống có cồn phi chính thức và kết hợp nhiều giải pháp chính sách khác ngoài thuế để hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn một cách hiệu quả.
>>Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn không còn phù hợp
Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Bia, Rượu, nước giải khát Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch COVID-19 và đang đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất gia tăng do xung đột tại Ukraine. Mong muốn của doanh nghiệp lúc này là Nhà nước ổn định chính sách thuế, trước mắt chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn trong 2 năm 2022 và 2023 để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và nuôi dưỡng nguồn thu.
Đi sâu vào phương pháp tính thuế với đồ uống có cồn, ông Trần Việt Thắng, Giám đốc tài chính của Công ty Moet Việt Hennessy Việt Nam cho rằng, chính sách thuế trong tương lai nên cân nhắc phương pháp tính thuế hỗn hợp như nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất bởi tính ưu việt của phương pháp này cũng như sự bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
"Cần phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn"
10:22, 08/04/2022
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần được cân nhắc kỹ
13:02, 25/03/2022