Cải cách mạnh mẽ để chuyển đổi thực chất sang nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn

ĐỖ HUYỀN 10/04/2022 03:50

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ, sâu rộng để chuyển đổi thực chất sang nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn.

>>Phát triển kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chế

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vừa công bố kết quả nghiên cứu “Hoàn thiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”. 

Theo đó, báo cáo của CIEM nhấn mạnh vẫn còn khá nhiều hạn chế, thách thức trong quá trình tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường Việt Nam, từ xác định cụ thể, rõ ràng nội hàm nền kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới đến giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, vấn đề sở hữu và quyền tài sản, phát triển các thị trường nền tảng, nhất là thị trường đất đai, cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển các khu vực ngoài nhà nước và các vấn đề xã hội, môi trường và sinh thái.

Kinh tế thị trường tự nó không phải là chiếc đũa thần để phát triển kinh tế xã hội một cách tối ưu nếu như chỉ có sự tương tác tự nhiên và thiếu chặt chẽ của các chủ thể kinh tế là Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Kinh tế thị trường tự nó không phải là chiếc đũa thần để phát triển kinh tế xã hội một cách tối ưu nếu như chỉ có sự tương tác tự nhiên và thiếu chặt chẽ của các chủ thể kinh tế là Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Về vấn đề này, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh câu hỏi lớn là Việt Nam liệu có mô hình phát triển kinh tế thị trường không, nếu có, thì còn phù hợp với hiện nay không?

Theo TS Thành, nên lý giải vì sao quá trình cải cách của chúng ta còn chậm, do thiết kế, hay do quá trình thực thi...

“Hiện nay, Việt Nam là nước chuyển đổi. Thế nhưng, chúng ta cũng đang đi cùng thế giới, nên chúng ta có thể bắt kịp, thậm chí đi trước thế giới, cụ thể về thể chế, chúng ta có thể sáng tạo vượt trước”, ông Thành đưa quan điểm.

Trong khi đó, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cải cách kinh tế gắn liền với tháo gỡ rào cản, trao quyền, thúc đẩy tư nhân phát triển.

Ví dụ như: Khoán 10 trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp; Luật Doanh nghiệp 1999 và quyền tự do kinh doanh giúp bùng nổ khu vực doanh nghiệp tư nhân; Luật Đầu tư 2005 và văn bản hướng dẫn đã phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc cấp phép các dự án đầu tư, đã tạo ra một làn sóng đầu tư ở các địa phương.

Gần đây, các chương trình cải cách về điều kiện kinh doanh năm 2016 và năm 2018 giúp nâng cấp môi trường kinh doanh, thể hiện qua bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam trên thế giới.

>>Nâng cao văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Ông Đậu Anh Tuấn đề xuất những giải pháp cần lưu ý tới những vấn đề lớn: bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền hợp đồng… hiện đang chưa thực hiện tốt.

Cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục đẩy mạnh chống tham nhũng, nhũng nhiễu. Sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam phụ thuộc vào sự công khai minh bạch.

Cần đổi mới cách thức quản lý, chuyển sang hậu kiểm, quản lý rủi ro. Chúng tôi cho rằng các văn bản pháp luật trong thời gian tới cần tính toán đầy đủ chi phí lợi ích của quy định. Hiện nay vẫn nhìn nhận theo góc độ ngành, mà chưa tính toán đầy đủ chi phí lợi ích. Chưa có cơ quan đánh giá, phân tích đầy đủ các chi phí. Thời gian tới cần có thiết kết trung gian, để vượt qua những lợi ích ngành.

Cần thúc đẩy cạnh tranh, tăng cường kỷ luật thị trường: thanh tra, kiểm tra, quản lý bằng rủi ro. Đâu đó vẫn còn những cách hành xử rất hoang dã.

“Chúng ta cần lưu ý tới việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả. Cải cách tư pháp dường như đang chậm hơn các ngành”, ông Tuấn nêu quan điểm.

Còn theo bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì để hoàn thiện kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới và hội nhập kinh tế quốc tế, “tới đây, Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ, sâu rộng để chuyển đổi thực chất sang nền kinh tế thị trường đầy đủ hơn, có trách nhiệm xã hội và môi trường”.

Có thể bạn quan tâm

  • Nâng cao văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    04:00, 26/11/2021

  • DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH 2021-2025 (BÀI 10): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

    04:00, 09/09/2021

  • Kinh tế thị trường định hướng XHCN: Tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh về nền kinh tế nhiều thành phần

    20:36, 10/08/2021

  • Kinh tế thị trường định hướng XHCN: Sự tiếp nối tư tưởng của Bác về kinh tế nhiều thành phần

    09:00, 06/08/2021

ĐỖ HUYỀN