Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khó thực hiện bảng giá hàng năm

NGUYỄN VIỆT 12/03/2023 11:00

Quy định bảng giá hàng năm nghe hay nhưng khó thực hiện. Bởi biên độ rất ngắn, quy trình làm ra giá đất 5 - 6 tháng, xây dựng xong bảng giá thì hết năm.

>>Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Chưa xác định rõ “giá thị trường” khi thu hồi đất

Bà Trần Thị Vân, Phó trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Bắc Ninh góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), do Trường Đại học Luật Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức gần đây.

Bà Trần Thị Vân, Phó trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.

Bà Trần Thị Vân, Phó trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Bắc Ninh.

Theo bà Trần Thị Vân, hội đồng thẩm định giá đất trước không có, Bắc Ninh từ trước khi sửa luật đã lập hội đồng đầy đủ thành viên, bao gồm cả công an, thành viên MTTQ… thế nhưng vẫn sai. Từ thực tế trên, bà Vân kiến nghị không nên cầu toàn mà phải tính đến sự khả thi của luật ở một mức độ nào đó, nếu không cuối cùng dẫn đến các dự án đình trệ mà thiệt hại là Nhà nước.

Liên quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, bà Trần Thị Vân cho rằng phương án như dự thảo là đưa hết sang tòa án cần đảm bảo được quyền lợi của người dân. Ví dụ, nếu ở địa phương khi mua đất của xã ông chủ tịch đóng dấu, ký thì người dân làm sao biết có đúng thẩm quyền hay không? Chỉ biết ông chủ tịch xã bán thì tôi mua, nhưng sau lại xác định đất đó trái thẩm quyền. Ông chủ tịch xã và cán bộ khác chịu trách nhiệm, sai, đi tù thế nhưng ai là người đền bù tiền đó cho dân.

“Tiền bán đất đó ông chủ tịch xã không mang về nhà mà ông làm điện, đường, trường, trạm cả. Nếu các trường hợp đó đưa hết sang tòa án thì người dân trắng tay”, bà Vân lưu ý và đề xuất tranh chấp của chính quyền và người dân thì đưa sang tòa, cán bộ sai phải chịu trách nhiệm nhưng chính quyền vẫn phải đền bù cho dân.

Bà Trần Thị Vân cũng chia sẻ một số khó khăn trong thực tiễn ở địa phương. Cụ thể, tại Bắc Ninh có đến 80% khiếu kiện phức tạp đông người, vượt cấp, tiếp dân liên quan tới đất đai. Do đó, nếu xử lý được giá đất thì đã giải quyết được 70% vấn đề. Thực tế, có trường hợp 1 miếng đất của cùng một gia đình nhưng lại ở 2 dự án khác nhau, một giá đất thu hồi, một dự án theo bồi thường.

>>Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần làm rõ thế nào là “tốt hơn nơi ở cũ”

>>Luật Đất đai sửa đổi: Cần tăng hạn điền cho nông nghiệp quy mô lớn

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường.

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường.

“Dự án thu hồi chỉ 158 triệu đồng/sào, còn dự án kia 1 triệu đồng/m2 người ta cũng không nghe. Lợi ích cùng một gia đình trong 2 dự án khác nhau đã khủng khiếp như thế rồi thì làm sao?”, bà Vân nói.

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường bình luận, vẫn còn đó câu chuyện về việc có những cá nhân, tổ chức giàu lên nhờ đất đai một cách thiếu minh bạch, không thuyết phục. Ngược lại, hàng vạn người khánh kiệt vì đất đai.

Nguyên nhân theo ông Hà Hùng Cường là do những bất cập trong quy định trong bản thân Luật Đất đai và các quy định chi tiết thi hành luật, nhiều nội dung chưa thống nhất, chồng chéo, thi hành luật đất đai chưa nghiêm, đâu đó còn vi phạm pháp luật, tham nhũng.

Góp ý vào dự thảo, ông Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị phải quy định chặt chẽ thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhiều khoản quy định chưa rõ tầm quan trọng của dự án ở cấp nào, dễ xảy ra tùy tiện, thu hồi đất cho dự án không khéo lấy của người nghèo cho người giàu.

“Phải hết sức xem trọng điều này, rà soát thật kỹ, thủ tục trình tự dự án thông qua được coi là dự án kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, không thể để chung chung”, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Chưa xác định rõ “giá thị trường” khi thu hồi đất

    03:00, 12/03/2023

  • Luật Đất đai sửa đổi: Cần tăng hạn điền cho nông nghiệp quy mô lớn

    04:00, 11/03/2023

NGUYỄN VIỆT