Để chính sách khoa học công nghệ thực sự đi vào cuộc sống

TS. TÔ VĂN TRƯỜNG 15/10/2023 03:30

Vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội thảo luận về chính sách khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất nhưng thực tế doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.

>>Chuyển đổi số lấy hệ sinh thái làm trọng tâm: Kỳ 2: Doanh nghiệp MSME bứt phá

Theo tôi hiểu, nói chính sách khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, không nên nói chung tất cả doanh nghiệp. Ở đây, có lẽ phải chia thành 3 loại hình doanh nghiệp và có chính sách riêng cho từng loại. Ví dụ loại A là doanh nghiệp lớn, loại B là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và loại C là doanh nghiệp khoa học công nghệ - loại hình chuyên nghiên cứu triển khai (R&D), thành phẩm từ bằng phát minh, sáng chế vv…

cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo

Cơ chế, chính sách đột phá, các giải pháp toàn diện, hiệu quả để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo

Đặc biệt Phương hướng chính sách cho 3 loại hình doanh nghiệp nói trên có những đặc thù riêng, chẳng hạn như đối với doanh nghiệp lớn nên có nguồn lực cho hoạt động R&D. Như vậy Nhà nước chỉ cần có một số chính sách khuyến khích (incentives) như cho khấu trừ thuế đối với chi phí R&D là đã có tín hiệu hỗ trợ doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng thành viên hầu hết là kỹ sư, nhà khoa học hiểu công nghệ, hiểu thị trường, thì có lẽ chính sách sẽ là luật lệ bảo đảm sở hữu trí tuệ, rất quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, Quốc hội, Chính phủ cần nghe ý kiến của các doanh nghiệp này để có các chính sách cần thiết khác khi hỗ trợ họ.

Tuy vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được Nhà nước quan tâm nhiều nhất vì SMEs chiếm tuyệt đại đa số trong doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trong lực lượng lao động. Ứng dụng công nghệ để SMEs hoạt động hiệu quả sẽ tăng năng suất của cả nền kinh tế nhưng SMEs nguồn lực và hiểu biết về thị trường, công nghệ có giới hạn. Lúc này chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo cần kết hợp với chính sách hỗ trợ, sẽ là trợ thủ đắc lực nuôi dưỡng SMEs nói chung.  

Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng nữa là việc thực thi các chính sách cần công khai, minh bạch dễ áp dụng. Nhiều SMEs phản ánh làm thủ tục để xin vay vốn ưu đãi (lãi suất giảm vài điểm phần trăm so với lãi suất thông thường) nhưng hồ sơ xin và tư liệu liên quan phải chuẩn bị quá nhiều, và phải đi lại nhiều lần, qua nhiều cửa, mất quá nhiều thai gian, công sức tính ra chi phí đi lại còn lớn hơn lợi ích từ lãi suất ưu đãi. Do vậy mà nhiều SMEs đã không còn mặn mà sử dụng chính sách ưu đãi.

cho đến nay rất ít doanh nghiệp KHCN được hưởng ưu đãi

Cho đến nay rất ít doanh nghiệp KHCN được hưởng ưu đãi

Để chính sách khoa học công nghệ (KHCN) của Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống, tôi đề nghị phải sửa các điểm chủ yếu sau đây:

Một là doanh nghiệp ngoài Nhà nước được khuyến khích lập quỹ phát triển KHCN như doanh nghiệp Nhà nước và mức trích lập tối đa 10% lợi nhuận trước thuế, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần kinh phí trích lập quỹ.

Hai là, chế độ ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp KHCN là miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (chứ không phải thuế chung chung). Và cho đến nay rất ít doanh nghiệp KHCN được hưởng ưu đãi này vì thủ tục rất phiền hà và lượng tiền được miễn giảm không nhiều do luật thuế thu nhập doanh nghiệp hạn chế mức trần trích lập quỹ chỉ tối đa 10% lợi nhuận trước thuế.

Ba là, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia do Chính phủ lập để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ (không phải là quỹ của doanh nghiệp) với mức vốn điều lệ 1000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhưng hơn 10 năm nay hầu như không hoạt động được vì luôn bị ép là quỹ tài chính ngoài ngân sách phải tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên qua hoạt động cho vay và bảo lãnh vốn vay để tạo ra lợi nhuận đảm bảo tự chi thường xuyên. Trong khi bộ máy nhân sự của quỹ không đủ điều kiện làm chức năng cho vay và bảo lãnh vốn vay như ngân hàng. Vì vậy, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia chưa giúp được doanh nghiệp, dẫn đến không hiệu quả.

Bốn là, các doanh nghiệp cần tiếp cận với các chương trình KHCN cấp quốc gia và cấp Bộ để có nguồn lực R&D và đổi mới công nghệ. Cần thay đổi tư duy ngân sách Nhà nước không hỗ trợ cho khu vực tư nhân để các doanh nghiệp tư nhân có thể được nhận hỗ trợ của nhà nước- kênh hỗ trợ duy nhất được phép đối với thành viên WTO.

Điển hình ở các nước tiên tiến để ý tưởng khoa học công nghệ được đầu tư và thương mại hoá, họ cũng phải chủ động đi tìm nhà đầu tư, chứ không hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Muốn tìm nguồn đầu tư có hiệu quả, kể cả nguồn tín dụng và chính sách thuế thì nhiều doanh nghiệp phải hướng công nghệ của mình vào hướng doanh nghiệp xã hội vì cộng đồng. Các doanh nghiệp có chiến lược phát triển khoa học công nghệ rõ ràng và khả năng ứng dụng cao đầy trách nhiệm xã hội, thể chế quản lý phải minh bạch mới phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghị quyết 41NQ/TW: Cơ hội, bản lĩnh, niềm tin để doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu

    Nghị quyết 41NQ/TW: Cơ hội, bản lĩnh, niềm tin để doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu

    09:12, 13/10/2023

  • Để doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn

    Để doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn

    15:27, 13/10/2023

  • Chuyển đổi số lấy hệ sinh thái làm trọng tâm: Kỳ 2: Doanh nghiệp MSME bứt phá

    Chuyển đổi số lấy hệ sinh thái làm trọng tâm: Kỳ 2: Doanh nghiệp MSME bứt phá

    03:39, 11/10/2023

  • Giải pháp lấp khoảng trống giữa ngân hàng và doanh nghiệp SME

    Giải pháp lấp khoảng trống giữa ngân hàng và doanh nghiệp SME

    14:56, 26/09/2023

  • Kinh doanh vận tải thời công nghệ số

    Kinh doanh vận tải thời công nghệ số

    09:32, 12/10/2023

TS. TÔ VĂN TRƯỜNG