"Đất vàng" vào tay doanh nghiệp tại Bình Thuận (Kỳ 3): Dân khổ vì… “văn bản hỏa tốc”?

NGÂN GIANG 23/09/2020 04:30

Liên tiếp là những văn bản, tờ trình “hỏa tốc” của cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, khi giao đất công cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá, khiến hàng trăm hộ dân mất nhà, mất cửa…

Dân khổ vì văn bản…?

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, sau khi có tờ trình tham mưu của các sở ban ngành thì hàng trăm nghìn mét vuông "đất vàng", đất công tại trung tâm thành phố Phan Thiết, Bình Thuận "bỗng dưng" rơi vào tay tư nhân, nhưng không thông qua đấu giá đang gây bức xúc trong dư luận.

Liên tiếp là những văn bản, tờ trình “hỏa tốc” của cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, khi giao đất công cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá, khiến hàng trăm hộ dân mất nhà, mất cửa…

Liên tiếp là những văn bản, tờ trình “hỏa tốc” của cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, khi giao đất công cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá, khiến hàng trăm hộ dân mất nhà, mất cửa…

Điều đáng nói, tất cả các khu đất này chủ yếu có nguồn gốc là đất công thông qua giải tỏa (mồ mả, đất ở, nhà ở của những người dân nghèo, đất quy hoạch làm trụ sở cơ quan hành chính…), nhưng sau đó được chính quyền tỉnh Bình Thuận giao cho doanh nghiệp nhưng không thông qua đấu giá. Nghiêm trọng hơn là việc áp dụng luật còn nổi cộm nhiều bất cập về đối tượng, thậm chí là "chưa thông luật”… nhưng “đất công đã loạn”.

, những khu đất này được chính quyền “đặc cách” một cách bất thường, xuất phát từ đề xuất của các cơ quan tham mưu, sau đó UBND tỉnh Bình Thuận giao cho doanh nghiệp một cách “thần tốc” thông qua các văn bản “hỏa tốc”,

Chính quyền “đặc cách” một cách bất thường, xuất phát từ đề xuất của các cơ quan tham mưu khiến nhiều người dân mất nhà, mất cửa.

Đáng chú ý, những khu đất này được chính quyền “đặc cách” một cách bất thường xuất phát từ đề xuất của các cơ quan tham mưu, sau đó UBND tỉnh Bình Thuận giao cho doanh nghiệp một cách “thần tốc” thông qua các văn bản “hỏa tốc”, cụ thể:

Ngày 22/3/2017, UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 738/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của TP. Phát Thiết, trong đó có việc quy hoạch và phát triển dự án lấn biển tại phường Đức Long, TP. Phan Thiết.

Và chỉ sau 1 ngày, tức ngày 23/3/2017, các ban ngành của tỉnh Bình Thuận đã hội họp đầy đủ gồm Sở TN&MT do Chi cục quản lý đất đai tỉnh đại diện đã chủ trì họp với sự tham gia đại diện Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, UBND TP. Phan Thiết và Công ty Trường Phúc Hải để quyết định cho Công ty Trường Phúc Hải được triển khai dự án này hay không.

Dự ánchỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư.

Dự án chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do Công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư.

Ngày 28/3/2017, tức chỉ sau 5 ngày sau, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận có văn bản số 1153/STNMT-CCQLĐĐ gửi Công ty Trường Phúc Hải với nội dung: Theo hồ sơ thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án lấn biển bố trí lại khu dân cư và chỉnh đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết của Công ty Trường Phúc Hải. Và cũng tại văn bản này, Sở TN&MT thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện giao thuê đất, chuyển nhượng mục đích sử dụng đất thực hiện dự án lấn biển bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết do công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư.

… "hỏa tốc"?

Trong đó, văn bản nêu rõ: “Việc thẩm định điều kiện cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì đây là loại dự án sản xuất kinh doanh sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước với đề xuất vốn thực hiện dự án của Công ty trường Phúc Hải là 950 tỷ đồng. Trong đó, khả năng đáp ứng năng lực tài chính là 15% vốn đầu tư dự án theo giấy xác nhận số dư của Ngân hàng Ocean Bank đến ngày 22/10/2014 là 200 tỷ đồng.

Ngoài ra, văn bản cũng cho biết theo báo cáo rà soát tình hình thực hiện pháp luật đất đai của Công ty Trường Phúc Hải và rà soát hồ sơ có liên quan thì “Công ty chưa được cấp có thẩm quyền giao thuê đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật”?

Hàng trăm hộ dân bức xúc khi chính quyền thu hồi đất để triển khai dự án.

Hàng trăm hộ dân bức xúc khi bị chính quyền thu hồi đất để triển khai dự án.

Thế nhưng, ở phần Kết luận, Sở TN&MT lại khẳng định: “Công ty Trường Phúc Hải đủ điều kiện thực hiện thủ tục đất đai theo quy định. Nghĩa là dự án được doanh nghiệp thực hiện bằng hình thức thuê đất chứ không thông qua đấu giá”?.

Trước những đề xuất trên, ngày 17/4/2017, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Quyết định chủ trương đầu tư số 1017/QĐ-UBND với việc chấp thuận cho Công ty Trường Phúc Hải thực hiện dự án này với yêu cầu Công ty Trường Phúc Hải phải ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trước thời điểm giao đất cho thuê đất.

Tới ngày 7/2/2018 thì Sở TN&MT đã có tờ trình số 99/TT-STNMT về việc giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án lấn biển bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long của Công ty Trường Phúc Hải. Và từ đây, hơn 122,9ha đất lấn biển đẹp nhất TP. Phan Thiết đã thuộc về tay Công ty Trường Phúc Hải. 

ngày 9/9/2020, đại diện chính quyền tỉnh Bình Thuận mới chính thức tổ chức họp dân để để thực hiện thông báo thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất nằm trong dự án lấn biển

Ngày 9/9/2020, đại diện chính quyền tỉnh Bình Thuận mới chính thức tổ chức họp dân để để thực hiện thông báo thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất nằm trong dự án lấn biển

Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế của PV DĐDN thì khu đất nêu trên vẫn chưa được đền bù cho người dân. Bởi, ngày 9/9/2020, đại diện chính quyền tỉnh Bình Thuận mới chính thức tổ chức họp dân để để thực hiện thông báo thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất nằm trong dự án lấn biển bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết.

Điều đáng nói, tại buổi họp này, hàng trăm hộ dân đã bức xúc và phản đối vì cho rằng: Đây là khu tái định cư của hơn 100 hộ dân và đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận giao từ năm 1994. Thế nhưng, trong quá trình giao đất, chính quyền tỉnh Bình Thuận đã bỏ mặc cho người dân sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”, suốt 7 năm phải sống trong cảnh đèn dầu, điện nước không có, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không được cấp, mặc dù đã trôi qua 26 năm và người dân đã liên tục đề nghị. Nhưng nay lại tiếp tục thu hồi đất tái định cư của người dân để giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án là vấn đề rất đáng lên án.

Suốt 26 năm người dân chỉ nhận được giấy giao đất và phải làm nhà trong vòng 10 ngày nhưng không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, mặc dù đã nhiều lần đi xin.

Suốt 26 năm người dân chỉ nhận được giấy giao đất và phải làm nhà trong vòng 10 ngày, và không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, mặc dù đã nhiều lần đi xin.

Như vậy, nhìn từ vụ việc nêu trên cho thấy, việc các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận liên tiếp ban hành những văn bản, tờ trình “hỏa tốc” một cách “bất thường”, để “gấp rút giao đất vàng cho doanh nghiệp không thông qua đấu giá, không chỉ gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước, mà còn khiến hàng trăm hộ dân mất nhà, mất cửa, bị đảo lộn cuộc sống và gây bất ổn trong xã hội...

Kỳ 4: Bất cập tái định cư lần 2… “bắt người dân bỏ phố lên rừng”?

Có thể bạn quan tâm

  • "Đất vàng" vào tay doanh nghiệp… tại Bình Thuận (Kỳ 2): Lỗ hổng pháp lý hay cơ quan tham mưu... "bật đèn xanh"?

    11:00, 01/09/2020

  • Thấy gì từ kết luận thanh tra về tuyến đường tránh Quốc lộ 55 của UBND tỉnh Bình Thuận?

    04:00, 13/09/2020

  • Vì sao Thanh tra dự án QL.55 tại Bình Thuận (Kỳ 2): “Lý do… to hơn mục đích”?

    04:30, 21/08/2020

  • Bình Thuận: "Đất vàng" vào tay doanh nghiệp không qua đấu giá

    11:01, 18/08/2020

  • Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Thuận: Chưa phôi thai, định hình đã bị…“bức tử”?

    04:50, 05/07/2020

NGÂN GIANG