Xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành
Đây là nội dung được sự đồng tình của các doanh nghiệp đối với dự thảo Nghị định quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa XNK.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến nay các bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 80/87 văn bản, số lượng mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN giảm khoảng 4.400 mặt hàng. Tuy nhiên, công tác này vẫn chưa đảm bảo tính minh bạch, nhất quán trong hệ thống pháp luật và việc tổ chức thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
21:43, 14/08/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đơn giản hóa 50% danh mục kiểm tra chuyên ngành
14:26, 24/07/2018
Số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn
11:17, 24/07/2018
Chi phí logistics tăng cao vì... 14.300 tỷ đồng kiểm tra chuyên ngành
08:44, 21/03/2018
Tháo "nút thắt" kiểm tra chuyên ngành
02:13, 27/01/2018
Kiểm tra chuyên ngành ám ảnh doanh nghiệp
06:31, 10/01/2018
Bộ GTVT chưa đáp ứng kiểm tra chuyên ngành
16:25, 25/12/2017
Tránh độc quyền nhà nước
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, việc thực hiện KTCN thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi. Cụ thể: mới chỉ có khoảng 6% mặt hàng được đưa ra khỏi diện phải KTCN; vẫn còn 63/164 danh mục mặt hàng phải KTCN chưa được các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành chính thức, chưa chỉ rõ mã HS từng mặt hàng, hoặc có mã HS chưa phù hợp. Mặc dù có nhiều cải cách về thủ tục, tuy nhiên, đến nay thời gian KTCN trung bình vẫn là 76 giờ/thủ tục, cao hơn xấp xỉ ba lần so với các nước ASEAN-4.
Một trong những bất cập điểm hình là hoạt động KTCN về chất lượng sản phẩm. Theo đính giá của các doanh nghiệp, hiện hoạt động này đang theo các quy trình không giống nhau. Trong đó, có trường hợp cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành chỉ định các tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiến hành kiểm tra và chứng nhận chất lượng sản phẩm. Một số thủ tục kiểm tra chuyên ngành khác có tính chất tương tự, việc kiểm tra vẫn do cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành trực tiếp thực hiện...
Theo góp ý của VCCI về dự thảo Nghị định trên, cần một quy trình thống nhất đối với việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. Trong đó, doanh nghiệp có thể tự động thuê dịch vụ việc kiểm tra bởi các tổ chức chứng nhận đủ điều kiện mà không cần xin giấy tờ gì từ cơ quan quản lý chuyên ngành. Kết quả kiểm tra được doanh nghiệp xuất trình trực tiếp cho cơ quan hải quan.
Để quy trình này được khả thi, dự thảo Nghị định cần có cơ chế để tất cả các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đáp ứng năng lực chuyên môn đều có thể tham gia vào hoạt động kiểm tra chứng nhận sự phù hợp của các sản phẩm hàng hóa (tránh tình trạng chuyển độc quyền KTCN từ “một cơ quan quản lý chuyên ngành” sang “một/một số tổ chức chứng nhận sự phù hợp”), không hạn chế số lượng đơn vị kiểm tra chứng nhận.
Giảm tỷ lệ lô hàng kiểm tra
Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, đặc biệt trong công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 19/2018 về các giải pháp để thực hiện cải cách hoạt động KTCN, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính về KTCN.
Theo đó, Chính phủ đưa ra các chỉ tiêu, yêu cầu thực hiện cắt giảm tỷ lệ hàng hóa phải KTCN xuống dưới 10%, rà soát loại bỏ 50% số mặt hàng thuộc danh mục phải KTCN. Chấm dứt tình trạng có danh mục hàng hóa kiểm tra mà không có đơn vị thực hiện. Đồng thời, phải minh bạch công khai tiêu chí kiểm tra, tiêu chuẩn đánh giá, xã hội hóa hoạt động KTCN với sự tham gia của doanh nghiệp.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, dự thảo Nghị định sẽ đổi mới phương pháp KTCN theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan. Đồng thời, dự thảo sẽ áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong KTCN, thực hiện thừa nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa NK từ những quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn cao, thu hẹp danh mục số lượng mặt hàng phải kiểm tra tại khâu thông quan...