Đồng bộ trong cải cách thể chế

TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM 29/04/2019 05:00

Luật Doanh nghiệp 1990 đã thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên cho tới nay, Việt Nam mới chỉ có 4 tỷ phú đô la, con số này vẫn rất nhỏ so với thế giới.

Tôi luôn tự hỏi, vì sao, sau bao nhiêu năm nay, doanh nghiệp Việt vẫn không dám lớn. Vì sao vậy? Từ góc nhìn của mình, tôi xin đưa ra một số ý kiến.

br class=

Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước là tạo ra các yếu tố nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện chức năng kiến tạo phát triển của Nhà nước.

Nhà nước đừng “bao cấp rủi ro”

Nhà nước không bao cấp rủi ro cho doanh nghiệp, cũng không tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp bằng các quyết định hành chính của mình. Nhưng thực tế hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế còn kém là do sự can thiệp của Nhà nước ở nhiều cấp chính quyền khác nhau, không phù hợp với sự vận động của thị trường.

Nhưng mặt khác Nhà nước lại thiếu công cụ và cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm các chủ thể tham gia các quan hệ thị trường tuân thủ luật chơi đã đề ra, nên tự nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng.

Cải cách thể chế kinh tế sẽ mang lại ít hiệu quả nếu không cải cách đồng bộ nền hành chính và tài chính quốc gia. Phải chuyển nền hành chính đang mang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự…

Lẫn lộn vị trí, vai trò của Nhà nước và thị trường

Khái niệm thể chế rất rộng, bao gồm cả hệ thống pháp luật, tổ chức nhà nước… nên tôi chỉ đề cập ở một phạm vi hẹp hơn là thể chế kinh tế, tức là những nội dung có liên quan trực tiếp đến quyền tự do kinh doanh của công dân; quyền tài sản của cá nhân và pháp nhân; khung pháp lý để thị trường vận hành một cách thông suốt; những quy định của pháp luật liên quan đến chức năng và vai trò của Nhà nước trong hoạt động kinh tế…

Để thực hiện một trong 3 đột phá chiến lược: “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, trong 5 năm qua hệ thống pháp luật có liên quan đã có sự đổi mới khá mạnh mẽ. Với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống kê… Nhìn chung trong 5 năm qua, sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ thống và liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đều hướng đến 2 mục tiêu: cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước và hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, 2 lĩnh vực hành chính công và tài chính công hiện vẫn chưa cải cách đồng bộ và đang là vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách thể chế.

Công bằng mà nói trong 2 năm qua, môi trường kinh doanh Việt Nam đã có nhiều cải thiện, nhưng 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hiện hành vẫn là một con số rất lớn, khiến doanh nghiệp gặp khó. Do đó, tôi cho rằng phải bỏ ít nhất một nửa số ngành nghề điều kiện kinh doanh có điều kiện hiện có.

Hơn nữa, một trong những hệ quả của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung để lại trong quản lý nền kinh tế của chúng ta hiện nay là sự lẫn lộn về vị trí, vai trò của Nhà nước và thị trường.

Thực tế, nhiều việc Nhà nước cần phải làm theo chức năng Nhà nước, nhưng trong nhiều trường hợp Nhà nước không làm hoặc làm không đầy đủ; trong khi đó lại can thiệp vào vai trò, chức năng của các chủ thể khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ động xây dựng, định hình các thể chế đa phương phương

    14:55, 26/04/2019

  • Gỡ khó cho sản xuất kinh doanh: Thể chế là số một

    16:00, 04/04/2019

  • Cải cách thể chế: “Lấy đá ghè chân mình” cũng phải làm

    05:00, 21/03/2019

  • Cải cách thể chế không để... “ngâm lâu”!

    15:30, 18/03/2019

  • Chuyên gia Trần Đình Thiên: Tạo thể chế bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân phát triển

    14:08, 15/03/2019

  • Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tư duy “xin-cho” trong xây dựng thể chế

    00:00, 09/03/2019

  • Chiến lược phát triển 10 năm: Thách thức lớn nhất là cải cách thể chế!

    11:42, 03/03/2019

  • VCCI là nhân tố tích cực tham gia cải cách thể chế

    12:50, 16/02/2019

Thị trường và thị trường hơn nữa

Kinh tế thị trường luôn luôn tồn tại 3 khuyết tật chính: thường xuyên có nguy cơ mất cân đối cung - cầu tạo ra các cuộc khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu; vì mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh, doanh nghiệp có thể không quan tâm đến lợi ích toàn cục, lợi ích cộng đồng như gây ô nhiễm, phá hoại môi trường, trốn tránh luật pháp, gian lận thương mại, làm hàng gian hàng giả, sản phẩm độc hại…; kinh tế thị trường về bản chất là mô hình làm giàu cho thiểu số, tự nó không thể làm giàu cho mọi người.

Về lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, không phải lúc nào thị trường cũng đúng trong việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế; sự thất bại của thị trường sẽ mang đến những hệ quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, tạo nên những cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng nếu vì thế mà Nhà nước phân bố nguồn lực thay cho thị trường thì càng kém hiệu quả. Do đó, các quốc gia, tùy theo điều kiện lịch sử và đặc điểm của mình và tùy theo mục tiêu của Nhà nước để đề ra những công cụ quản lý khác nhau. Đó chính là quản lý kinh tế vĩ mô, chức năng của Nhà nước là bổ sung những khuyết tật của thị trường; không làm thay thị trường.

Chuyển nền hành chính đang mang nặng mục tiêu quản lý, bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân hay nói cách khác là hành chính hóa các quan hệ dân sự, mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự. Tư duy bao cấp trách nhiệm của Nhà nước trong các quan hệ dân sự đang để lại dấu ấn rất nặng trong hệ thống pháp luật có liên quan. Cách quản lý này vừa không phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường, vừa làm cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước ngày càng “phình to” nhưng vẫn bất cập.

TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM