Vắc xin chống virus corona đang được điều chế thế nào?

Anh Duy 01/02/2020 11:06

Sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi virus corona (2019-nCoV) đã khởi động cuộc chạy đua sản xuất vắc xin chống chủng virus này từ khắp các quốc gia.

Tại Trung Quốc, nơi khởi nguồn dịch bệnh, cuộc chạy đua bắt đầu chỉ vài giờ sau khi xác định được chủng virus. Theo tờ China Daily, các nhà khoa học Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật của Trung Quốc đã phân lập thành công virus Corona.

Tổng cộng 11.948 người nhiễm dịch trên toàn thế giới.

Đã có tổng cộng 11.948 người nhiễm dịch viêm phổi corona trên toàn thế giới.

"Các nhà khoa học từ trung tâm đã phân lập thành công virus Corona và đang nỗ lực để chọn ra chủng thích hợp để sản xuất vaccine", tờ báo cho biết.

Trung Quốc cũng bắt tay với Nga để sản xuất vắc xin. Tổng lãnh sự quán Nga tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) ngày 29/1 thông báo, Trung Quốc đã gửi mẫu gien vi rút corona mới (2019-nCoV) sang Nga để nghiên cứu. Theo TASS, với mẫu gien này thì các nhà khoa học có thể tiến hành xét nghiệm nhanh, giúp xác định vi rút trong cơ thể người trong vòng 2 giờ.

Trong diễn biến mới nhất, cơ quan y tế Nga hôm qua cho biết đã xác định được bộ ba loại thuốc hiện có để chống lại 2019-nCoV ở người lớn, RT đưa tin.

Họ tin rằng có thể dùng ribavirin, lopinavir / ritonavir và interferon beta-1b để chống lại 2019-nCoV. Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị viêm gan C, HIV và bệnh đa xơ cứng tương tự.

Khuyến nghị của Bộ Y tế Nga không chỉ đưa ra các khuyến cáo, mà còn mô tả phương thức điều trị và liều lượng chỉ định. Các hướng dẫn này được đưa ra cho các bác sĩ tại các bệnh viện trong cả nước.

Theo công bố ngày 1/2 của Ủy ban Y tế Quốc gia tại Bắc Kinh, số người chết do nCoV tăng lên 259, số ca nhiễm tại Trung Quốc tăng lên 11.791. Như vậy, tổng cộng 11.948 người nhiễm dịch trên toàn thế giới.

Trước đó, giới chuyên gia tại Đại học Hồng Kông tuyên bố đã chế được vắc xin ngăn virus corona nhưng phải mất nhiều thời gian để thử nghiệm, theo tờ South China Morning Post.

Các nhà khoa học tại Viện Doherty ở Melbourne (Úc) cũng vừa tạo vi rút corona mới trên tế bào nuôi cấy từ bệnh phẩm, lần đầu tiên vi rút được nhân bản bên ngoài Trung Quốc.

Tại Mỹ, Tập đoàn Johnson & Johnson cho biết, sử dụng công nghệ sản xuất HIV để sản xuất vắc xin ngừa virus corona.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam có ca nhiễm viêm phổi Corona thứ 6

    09:30, 01/02/2020

  • Thủ tướng tiếp tục chỉ thị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Corona

    17:00, 31/01/2020

  • WHO ban bố "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu" với dịch viêm phổi corona

    05:25, 31/01/2020

  • Dịch viêm phổi corona: Ngừng cấp visa cho khách Trung Quốc, không khuyến khích giao thương qua cửa khẩu

    05:01, 31/01/2020

  • Dịch viêm phổi corona: Điều gì xảy ra khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu?

    22:10, 30/01/2020

Cụ thể, tại cuộc họp báo ở Washington (Mỹ), tiến sĩ Anthony Fauci - giám đốc Viện Nghiên cứu bệnh nhiễm quốc gia thông báo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y tế quốc gia (NIH) và Tập đoàn dược phẩm Johnson & Johnson đã bắt đầu phát triển văcxin ngừa virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp (virus 2019-nCoV).

Công tác phát triển văcxin được thực hiện với sự cộng tác của Công ty công nghệ sinh học Moderna (có trụ sở tại Cambridge, bang Massachusetts) đồng thời được tổ chức hợp tác công - tư Liên minh Vì đổi mới về chuẩn bị dịch tài trợ.

Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết có thể dịch virus 2019-nCoV sẽ thuyên giảm trước khi văcxin sẵn sàng sử dụng cho người tương tự dịch Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002/2003.

Dự kiến sẽ mất thời gian ba tháng để thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên nhóm nhỏ (đánh giá sơ bộ về tính an toàn của thuốc), sau đó ba tháng để thu thập dữ liệu rồi khởi động thử nghiệm giai đoạn 2 trên số lượng người tình nguyện nhiều hơn (xác định liều tối ưu cho thử nghiệm lâm sàng, chứng minh tính an toàn và hiệu quả của thuốc).

Tiến sĩ Anthony Fauci giải thích công tác phát triển văcxin sẽ được tiến hành gấp rút và dự kiến đến trường hợp xấu nhất khi virus 2019-nCoV trở thành đại dịch lớn hơn.

Trao đổi với Hãng tin AFP, ông Paul Stoffels - giám đốc khoa học của Tập đoàn Johnson & Johnson, cho biết phòng thí nghiệm của tập đoàn đã phát triển văcxin dựa theo công nghệ đã áp dụng trong điều chế văcxin Ebola đang sử dụng tại CHDC Congo và Rwanda.

Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất các loại văcxin chống bệnh Zika và HIV.

Theo công bố ngày 1/2 của Ủy ban Y tế Quốc gia tại Bắc Kinh, số người chết do nCoV tăng lên 259, số ca nhiễm tại Trung Quốc tăng lên 11.791. Như vậy, tổng cộng 11.948 người nhiễm dịch trên toàn thế giới.

Anh Duy