Cần chính sách thúc đẩy "Doanh nghiệp Tạo tác động xã hội"

Thái Bình 27/09/2018 12:15

Ước tính chỉ có 22.000 doanh nghiệp (khoảng 4%) là doanh nghiệp tạo Tác động xã hội (SIB) trong khoảng 550 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay.

Đó là số liệu trong nghiên cứu về Doanh nghiệp tác động xã hội tại Việt Nam, được Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Northampton công bố sáng nay, ngày 27/9.

Thiếu chính sách dành riêng cho "doanh nghiệp tạo Tác động xã hội"

SIB là các doanh nghiệp được coi là cân bằng giữa việc tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và theo đuổi mục tiêu về các tác động xã hội, trong đó có vấn đề môi trường. 4% là một con số rất khiêm tốn, thể hiện nhiều vấn đề trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Bà Catherine Phương, Trợ lý Giám đốc quốc gia của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá, doanh nghiệp SIB đã có những đóng góp về nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực về môi trường cuả Việt Nam."Chúng tôi thấy nó có những tiềm lực lớn và tạo ra những giải pháp cho những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải".

Bà Catherine Phương, Trợ lý Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam có những đóng góp về nhiều lĩnh vực trong đó bao gồm cả các lĩnh vực về môi trường

Bà Catherine Phương, Trợ lý Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam: SIB có những đóng góp về nhiều lĩnh vực trong đó bao gồm cả các lĩnh vực về môi trường

Tuy nhiên, Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, một trong những nhóm chính của khu vực doanh nghiệp SIB là doanh nghiệp xã hội (SE), nhưng hiện nay, mới chỉ có 80 doanh nghiệp đăng ký.

Có rất nhiều lý do ít doanh nghiệp đăng ký là SE, một phần là doanh nghiệp không biết có khái niệm SE được đưa vào luật. Tuy vậy, nguyên nhân chính vẫn là các doanh nghiệp nhận thấy chưa có những chính sách cụ thể dành riêng cho lĩnh vực SIB ở Việt Nam.

Bà Trương Thị Nam Thắng, Giám đốc Trung tâm hy vọng, khu vực doanh nghiệp cũng như chính sách và cộng đồng có thể hỗ trợ để đẩy khu vực SIB lên một con số lớn hơn, có như vậy giá trị xã hội, giá trị môi trường mà khu vực SIB mang lại cho sự phát triển kinh tế và sự phát triển của quốc gia mới được nâng cao.

Môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp SIB cần thay đổi gì?

Ở những nước như Anh, Hàn Quốc... đều đã có những chính sách khuyến nghị các doanh nghiệp, đặc biệt  là các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công sử dụng dịch vụ, sản phẩm của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Các doanh nghiệp thương mại thông thường khi sử dụng nhiều, có nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp SIB sẽ được ghi nhận và công nhận như một giải thưởng hoặc được miễn giảm thuế.

Chị Trương Thịp/Nam Thắng – Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng: Chính phủ có thể chia nhỏ các gói thầu để các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tiếp cận được.

Chị Trương Thị Nam Thắng – Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Xã hội và Khởi nghiệp: Chính phủ có thể chia nhỏ các gói thầu để các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tiếp cận được.

Nhìn từ góc độ hệ sinh thái, môi trường kinh doanh ở Việt Nam bao gồm cả khung pháp lý cơ sở về chính sách, theo bà Trương Thị Nam Thắng, 4 khía cạnh mà doanh nghiệp cần là: nhu cầu tiếp cận vốn, thị trường, nâng cao năng lực và tiếp cận thông tin. Riêng khía cạnh thông tin, rõ ràng là chúng ta có nhưng không đến được với người cần.

Bà Thắng kiến nghị, Chính phủ Việt Nam có thể chia nhỏ các gói thầu ra thì sẽ các doanh nghiệp SIB mới dễ tiếp cận và phù hợp, vì những doanh nghiệp này thường "siêu nhỏ", trung bình doanh thu khoảng 3 tỷ, và chỉ có 10-20 người. Doanh nghiệp SIB cũng không phải các chuyên gia về pháp lý hay về thuế nên phải có một cách thức nào đó để cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đó tiếp cận dễ dàng với những thông tin mang tính chuyên môn sâu.

Theo bà Catherine Phương, nên có ưu đãi về thuế và hỗ trợ về giáo dục đào tạo, để người dân biết nhiều hơn đến khu vực doanh nghiệp SIB. Ngoài ra quan trọng nhất là cần sự kết nối giữa Chính phủ, các doanh nghiệp SIB và các doanh nghiệp khác trong khu vực tư nhân và các nhà tài trợ để có thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp này.

Thái Bình