Thuế xăng dầu tăng kịch trần: Tăng áp lực cho doanh nghiệp ngành vận tải!

Minh Huệ 02/10/2018 11:02

Sắp tới thuế bảo vệ môi trường (BVMT) được áp dụng từ 1/1/2019 đối với các mặt hàng xăng dầu sẽ tăng kịch trần theo đề xuất của Chính phủ vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua.

Nếu thuế BVMT được áp dụng thì giá xăng dầu sẽ tăng và một trong những ngành ảnh hưởng lớn nhất đó là ngành vận tải. Được biết, 6 đầu năm 2018, mặt hàng xăng dầu đã có 12 đợt điều hành. So với thời điểm cuối năm 2017, giá bán lẻ tối đa các mặt hàng xăng dầu trong nước tăng từ 7,5%-17,9%.

Cước sẽ tăng

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc công ty TNHH vận tải Song An cho biết: Giá cước vận tải xe khách và taxi chắc chắn sẽ tăng để bù đắp chi phí khi tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng dầu vừa được biểu quyết thông qua.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - GĐ Cty TNHH Vận tải Song An.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Cty TNHH Vận tải Song An.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải cũng đang tính toán đến mức điều chỉnh giá cước vì còn phụ thuộc vào sự cạnh tranh giữa các loại hình và đơn vị vận tải, nhu cầu đi lại của hành khách.

Thời gian tới giá cước vận tải chắc chắn sẽ được điều chỉnh sau khi thuế xăng dầu tăng kịch trần lên 4.000 đồng/lít. Một điều nữa nếu mức thuế đối với xăng dầu tăng thì mỗi lít xăng doanh nghiệp vận tải phải chi thêm 1.000 đồng. Con số này tưởng chừng nhỏ, song cộng dồn vào cả năm sẽ dẫn đến chi phí doanh nghiệp tăng khá lớn. Chưa kể các loại vật giá đều tăng theo giá xăng dầu…

Có thể bạn quan tâm

  • Thuế xăng dầu tăng kịch trần, vận tải điêu đứng

    09:12, 27/09/2018

  • Tăng thuế xăng dầu: Nên có lộ trình từ 500 đồng/lít

    05:14, 11/07/2018

  • Bộ Tài Chính đề xuất tăng thuế xăng dầu kịch trần

    14:01, 19/05/2018

  • Doanh nghiệp giảm cạnh tranh nếu tăng thuế xăng dầu

    22:02, 10/02/2017

  • Doanh nghiệp gặp khó nếu tăng thuế xăng dầu

    07:33, 09/02/2017

  • Lỗ hổng thuế xăng dầu: Không Bộ nào thừa nhận trách nhiệm!

    12:04, 25/03/2016

Đã khó và sẽ khó hơn

Trao đổi với nhiều doanh nghiệp vận tải Hải Phòng, điều chung nhất là họ đang rất bối rối, khốn khổ vì giá xăng dầu tăng quá nhanh. Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết: Chưa khi nào, ngành vận tải lại khó khăn như thời điểm hiện nay. Trước đây, công suất khai thác có thể chạy liên tục trong tháng thì nay tần suất chỉ chạy 5 – 7 chuyến/tháng, còn lại nằm đắp chiếu cả nửa thời gian. Ngoài chi phí nhân công, bến bãi, phí đều tăng, bây giờ lại thêm việc tăng thuế xăng dầu lại đẩy các doanh nghiệp vận tải đứng trước nguy cơ phá sản.

Thông thường khi xăng dầu tăng, các doanh nghiệp vận tải luôn phải đàm phán với khách hàng để tăng cước. Tuy nhiên, có những hợp đồng đã ký trước đó và kéo dài hàng năm thì doanh nghiệp phải chấp nhận đến khi kết thúc hợp đồng mới được điều chỉnh.

Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hộip/vận tải hàng hóa đương bộ Hải Phòng.

Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng.

Cắn răng chịu lỗ

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải, thương mại và Dịch vụ Đất Cảng - đơn vị đang có nhiều xe khách chạy tuyến Hải Phòng - Hà Nội cho rằng, giá xăng dầu thời gian qua tăng liên tục, thế nhưng, doanh nghiệp vận tải vẫn “ghìm giá” cước và chịu thua lỗ.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, GĐ Cty CP vận tải, TM & DV Đất Cảng.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải - Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải TM & DV Đất Cảng.

Nếu giờ tăng thêm thuế BVMT xăng dầu, chắc chắn sẽ tác động đến giá thành vận tải và đẩy gánh nặng chi phí về phía doanh nghiệp, người dân và hành khách. Ngành vận tải, chi phí xăng dầu chiếm từ 30-40% giá thành. Trong cơ cấu giá thành, nếu thuế đánh vào xăng dầu tăng 10% thì cước vận tải sẽ tăng 3-4%. Vận tải không như xăng dầu, giá xăng tăng nhưng chưa chắc cước vận tải ‘leo thang’ bởi doanh nghiệp còn tính toán đến mức chi trả của hành khách.

Hiện, các doanh nghiệp vận tải đang chịu nhiều gánh nặng về chi phí bến bãi, phí BOT cầu đường cao, phí bảo trì đường bộ thu trên đầu xe. Nếu sau ngày 1/1/2019 lại chịu thêm việc tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng dầu chẳng khác nào thông báo đóng cửa doanh nghiệp.

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng dầu với mức thuế môi trường đối với xăng được tăng kịch trần lên mức 4.000 đồng/lít (mức cũ là 3.000 đồng/lít). Thuế môi trường đối với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít. 

Đánh giá việc tăng thuế xăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/lít là nằm trong lộ trình nhiều năm vừa qua, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, tăng thuế xăng dầu đương nhiên ảnh hưởng giá thành, giá cước tăng lên.

Tuy nhiên, theo ông, việc tăng cước sẽ có độ trễ nhất định, không phải tăng giá nhiên liệu lên là tăng cước được ngay. “Theo tính toán, khi giá nhiên liệu tăng 10% thì mới phải điều chỉnh giá cước, hiện mức tăng thuế xăng chỉ là 1.000 đồng/lít, tức là mới 5%, sẽ chưa ảnh hưởng ngay, nhưng có thể dần dần tích tiểu thành đại,” ông Thanh phân tích.

Theo ông Thanh, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam sẽ khuyến cáo doanh nghiệp tính toán giảm chi phí không cần thiết, có thể chủ động đề ra các phương án giải quyết bài toàn cân đối thu chi.

Minh Huệ