Đề xuất xả trạm thu phí BOT dịp Tết Nguyên đán: “Tốt” nhưng vướng cơ chế!
Đề xuất xả trạm thu phí BOT trong dịp Tết Nguyên đán nhận được nhiều ý kiến tán thành. Tuy nhiên, xả như thế nào, cách tính ra sao còn phụ thuộc vào Chính phủ và ý kiến của nhiều Bộ ngành.
Nên xả trạm để… thông thoáng
Trước những ý kiến đề xuất từ các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp, người dân về việc: Liệu các trạm thu phí BOT có thể xả trạm để tạo điều kiện cho xe lưu thông thông suốt, tránh ùn tắc giao thông trong dịp Tết Nguyên đán được không? Và với câu hỏi này, nhiều cơ quan quản lý lẫn chủ đầu tư dường như đều tán thành, ủng hộ. Tuy nhiên, cơ chế nào để thực hiện việc này, xem ra vẫn còn là bài toán khó giải vì liên quan tới thẩm quyền giải quyết thuộc về Chính phủ, ý kiến của nhiều bộ ngành liên quan?
Theo như đề xuất thì những ngày trước Tết Nguyên đán và sau tết, lượng phương tiện giao thôpng đi lại trên quốc lộ 1 thường rất lớn. Do đó, đây là thời điểm nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông lớn bởi các trạm thu phí BOT. Trong khi thông thường, các trạm thu phí BOT chỉ xả trạm trong các ngày từ mùng 1 đến mùng 3 tết hằng năm, thời điểm này lưu lượng xe qua lại trên các tuyến quốc lộ 1 không nhiều và hiệu quả sẽ không cao…
Ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, cho rằng: "Vào dịp giáp và sau Tết Nguyên đán, lưu lượng phương tiện nhiều phụ vụ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa từ TP đi các tỉnh lân cận và ngược lại rất nhiều. Do đó, khu vực cửa ngõ TP có các trạm thu phí lớn nhỏ thường xảy ra kẹt xe và kéo dài. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển hàng hóa cũng như nhu cầu đi lại của người dân. Vì vậy, Hiệp hội rất mong các chủ đầu tư, cơ quan chức năng xem xét xả trạm để giúp việc đi lại nhanh chóng không xảy ra ùn tắc vào những ngày cao điểm".
Có thể bạn quan tâm
Nguy cơ “vỡ trận” BOT Trung Lương-Mỹ Thuận
15:42, 12/12/2018
IDICO: BOT An Sương - An Lạc thu phí rất minh bạch!
11:00, 12/12/2018
BOT An Sương có thể sẽ được điều chỉnh lại thời gian thu phí
15:28, 06/12/2018
Trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc thất thủ do thông tin xấu, một chiều!
10:02, 04/12/2018
Hỗ trợ nhà đầu tư BOT thu hồi vốn
10:17, 28/11/2018
Tăng phí qua 2 trạm BOT Bến Thủy: Doanh nghiệp vận tải lo, nhà đầu tư nóng ruột
11:05, 25/11/2018
Hải Phòng: Chuẩn bị thu phí BOT Quán Toan – Cầu Nghìn
00:00, 24/11/2018
Không áp dụng BOT cho tư nhân tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
03:17, 21/11/2018
Tương tự đề xuất trên, ông Nguyễn Chí Hoàng – Giám đốc Công ty Vận tải Phượng Hoàng TP HCM, cho rằng: Trong những ngày giáp và sau Tết, lượng phương tiện vận tải hàng hóa của các doanh nghiệp nói riêng và nhu cầu đi lại của người dân trong thời điểm này là rất đông dẫn đến tình trạng ùn tắc và kéo dài. Điều này dễ dàng nhận thấy trong các kỳ nghỉ lễ trong năm, đặc biệt là các kỳ nghỉ dài như Tết Nguyên đán từ một vài năm trở lại đây. "Do đó, chủ đầu tư các trạm thu phí BOT giao thông nên xả trạm vào các ngày trước Tết (từ ngày 26/12 – 30/12 Âm lịch và ngoài Tết (từ ngày 6 -10/1/2019 Âm lịch) để tạo điều kiện cho giao thông thông thoáng phục vụ cho sự đi lại của người dân, đồng thời cũng là dịp cho nhân viên thu phí được nghỉ tết" - ông Hoàng đề xuất.
Về phía chủ đầu tư các trạm thu phí BOT, ông Đinh Hồng Hà - Tổng giám đốc BVEC, cho rằng: Đây là ý kiến hay, và quan điểm cá nhân của ông là ủng hộ và sẽ xin ý kiến của Hội đồng quản trị của về việc này nhằm phục vụ trong dịp tết sắp tới.
Tán thành về những ý kiến đề xuất trên, ông Nguyễn Văn Thành - Cục trưởng Cục 4 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), nhận định: Trên thực tế là chưa có quy định bắt buộc nào về việc xả trạm trong dịp tết, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào các nhà đầu tư BOT. Nếu có thể thì các doanh nghiệp nên xả trạm trong dịp tết. Theo ông Thành, nếu xả trạm thì nên xả vào một hai ngày trước tết như 28, 29 tết và sau tết là mùng 6 vì lưu lượng xe trở lại các thành phố để đi làm sẽ rất đông bởi năm nay mùng 7 (thứ hai) là ngày đi làm đầu tiên sau tết.
Về phía Sở GTVT một số tỉnh thành trên địa bàn phía Nam cho rằng, những năm trước đây tỉnh thường có văn bản đề nghị chủ đầu tư các trạm BOT xả trạm trong những ngày cận Tết Âm lịch và một số chủ đầu tư cũng đã đồng ý xả trạm. Năm nay, Sở cũng sẽ tham mưu cho UBND tỉnh có ý kiến đề nghị các chủ đầu tư trên địa bàn và cả Tổng cục Đường bộ xả trạm thu phí sớm hơn để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.
Tán thành và ủng hộ đề xuất trên, đại diện Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng IDICO (chủ đầu tư dự án quốc lộ 1 đoạn An Sương - An Lạc), cho biết: năm nay, Công ty sẽ xả trạm trong dịp Tết Nguyên đán, cụ thể:
Đối với trạm thu phí chính: xả trạm từ 14h ngày 4-2-2019 (tức 30 Tết Kỷ Hợi) và thu phí trở lại vào lúc 6h ngày 6-2-2019 (tức mùng 2 Tết Kỷ Hợi); Đối với 5 trạm phụ (gồm Tân Kỳ Tân Quý, Hương lộ 2, Gò Mây, Bà Hom, trạm đường Số 7 và đường M1): xả trạm từ 14h ngày 4-2-2019 (tức 30 Tết Kỷ Hợi) và sẽ thu phí trở lại vào lúc 6h ngày 8-2-2019 (tức mùng 4 Tết Kỷ Hợi).
Ông Hồ Anh Sơn - Giám đốc BOT Điện Bàn -Quảng Nam, cho biết: Năm nào đêm giao thừa cho đến sáng mùng 2 tết, doanh nghiệp cũng đều xả cửa, nhưng xét lại thì thấy là sai quy định về thu phí. Tuy nhiên, nếu các Bộ ngành có quy định thì chủ đầu tư sẽ chấp hành, ủng hộ.
Doanh nghiệp tư nhân dễ, Nhà nước… “khó”?
Trao đổi với báo chí về những đề xuất nêu trên, một số chủ đầu tư các trạm thu phí BOT thuộc Nhà nước lại cho rằng không dễ để xả trạm như đề nghị trên vì vướng vào vốn đầu tư của Nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng Giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), cho rằng: Về nguyên tắc tiền thu phí đối với một số dự án sử dụng vốn Nhà nước là tiền của Nhà nước, các dự án BOT vay vốn ngân hàng là tiền của ngân hàng chứ không phải tiền doanh nghiệp. Mục tiêu thu phí là để hoàn trả cho Nhà nước, ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tự bỏ tiền của mình để miễn phí cho tài xế là đáng khen nhưng không nên miễn phí một vài ngày rồi kéo dài thời gian thu phí để bù lại.
Tương tự với quan điểm trên, đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết: Việc xả trạm phục vụ người dân là tốt, nhưng xả trạm rồi kéo dài thời gian thu phí là câu chuyện cần cân nhắc.
Cũng theo đại diện VEC, chính sách phải tính tổng thể chứ không chỉ một vài trường hợp. Các nhà đầu tư BOT tư nhân dễ quyết định việc xả trạm hay không nhưng với VEC, vốn đầu tư các đường cao tốc là tiền nhà nước, thu phí nộp vào ngân sách nên VEC không thể tự quyết định. Bên cạnh đó, nếu xả trạm trong dịp lễ tết rồi bù doanh thu thì chắc chắn Nhà nước không có nguồn để bù. Còn xả rồi kéo dài thời gian thu phí là việc cần cân nhắc vì không phải dự án nào cũng có thông số giống nhau, phải tính toán, rà soát từng dự án để đi đến thống nhất thu bù bao lâu.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - Chuyên gia độc lập tham gia đoàn giám sát dự án BOT của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhận định:, Về mặt tổng thể, việc xả trạm thu phí là quyền của nhà đầu tư chia sẻ với người dân trong dịp tết. Việc này nên khuyến khích chứ không nên ra chính sách bắt buộc thực hiện. Bởi vì mỗi dự án BOT có sự khác nhau về phương án tài chính, doanh thu, tăng trưởng phương tiện.
Cũng theo ông Thái, trong quá trình thực hiện phải có sự thỏa thuận với ngân hàng về việc xả trạm, thu bù khi đã có sự ràng buộc về trả lãi vay theo hợp đồng vay vốn.
Thẩm quyền thuộc Chính phủ?
Về góc độ quản lý, đại diện Bộ GTVT thì cho rằng: Việc ra quy định xả trạm thu phí của các dự án BOT giao thông vào dịp lễ, tết là chính sách lớn thuộc thẩm quyền của Chính phủ vì liên quan đến cơ chế, cần giải pháp dựa trên sự đồng thuận của nhiều bộ ngành. Vì vậy, cần tổng hợp, nghiên cứu để cơ chế đưa ra phải thuận lợi chứ không phải chỉ giải quyết mấy ngày mà lại có nhiều bất lợi như tổ chức các đoàn đi tính toán, rà soát doanh thu từng trạm, rồi thỏa thuận với các bên để thống nhất thời gian thu bù thì không nên.
"Hiện nay, Bộ GTVT đã quy định nếu ùn tắc quá 700m thì xả trạm. Lúc đó, nhà đầu tư không tự giác thì lực lượng giám sát như của Tổng cục Đường bộ, CSGT sẽ yêu cầu xả trạm" - đại diện Bộ GTVT nói.