Tư nhân “lấn sân”... y tế

Phan Nam 24/04/2019 15:00

Đầu tư tư nhân vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe ngày chiếm một tỷ trọng lớn.

Đây là xu thế tất yếu khi nhu cầu người dân về các dịch vụ y tế cao cấp tăng nhanh nhưng cũng sẽ đẩy nhà đầu tư đối mặt với nhiều rủi ro. Cách đây không lâu, tập đoàn FLC đã khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế 1.000 giường tại Thái Bình. Đây là bệnh viện được xây dựng theo mô hình bệnh viện - khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, có quy mô hàng đầu tại tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh lân cận.

p/Hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec của Vingroup đã được triển khai đi vào hoạt động trên toàn quốc.

Hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec của Vingroup đã được triển khai đi vào hoạt động trên toàn quốc.

Giảm áp lực đầu tư công

Tại Hà Nội, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Đông do công ty TNHH Tổ hợp Y tế Phương Đông, cũng vừa đi vào vận hành với tổng mức đầu tư 198 triệu USD trên diện tích 9,5 ha, quy mô hơn 1.000 giường bệnh, giai đoạn 1, bệnh viện đưa vào hoạt động 250 giường.

Trước đó, hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec của Vingroup đã được triển khai đi vào hoạt động trên toàn quốc.

Thực tế cho thấy, với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa y tế của Chính phủ, kể từ năm 2015 đến nay, làn sóng đầu tư vào lĩnh vực y tế ngày càng nóng. Theo số liệu của bộ Tài chính, nếu năm 1993 cả nước chưa có bệnh viện tư nào thì hiện đã có 206 bệnh viện tư nhân với 15.475 giường bệnh và trên 35.000 phòng khám tư nhân. Qua đó giảm áp lực rất lớn lên nguồn đầu tư của chính phủ cho y tế.

Nghiên cứu thị trường của Ngân hàng Thế giới đã dự báo: đến năm 2020, thị trường ngành y tế dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp ba lần kể từ năm 2010 và sẽ sớm vượt qua các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Theo Business Monitor International (BMI), chi phí chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam ước tính đạt khoảng 16,1 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 7,5% GDP. BMI dự báo chi tiêu y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 12,5% từ năm 2017 đến năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

  • Tư nhân đầu tư điện mặt trời: Có chấp nhận “sạch” nhưng “đắt”?

    11:29, 22/04/2019

  • “Năng lượng” từ… kinh tế tư nhân

    16:00, 18/04/2019

  • “Chắp cánh” tư nhân đầu tư hàng không

    11:00, 16/04/2019

  • Động lực từ kinh tế tư nhân

    07:00, 14/04/2019

  • "Hút" đầu tư tư nhân vào nông nghiệp: Bài học từ Hà Lan

    07:31, 10/04/2019

  • Kinh tế tư nhân và vai trò “động lực cơ bản”

    00:01, 04/04/2019

  • Kinh tế tư nhân: Trụ cột chính tạo bứt phá trong phát triển kinh tế

    13:10, 03/04/2019

Tiềm lực lớn từ nhà đầu tư ngoại

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là bệnh viện quốc tế đầu tiên tại Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Năm 1997, bệnh viện này có tên là “Bệnh viện Quốc tế Việt Nam" - liên doanh giữa công ty IMC (Úc) và Bệnh viện Bạch Mai (Việt Nam), chính thức đi vào hoạt động. Đến năm 2000, bệnh viện chuyển từ hình thức liên doanh sang bệnh viện với 100% vốn đầu tư nước ngoài, đổi tên thành Bệnh viện Việt Pháp. Năm 2003, bệnh viện tham gia tích cực, hiệu quả chống dịch SARS.

Đến năm 2020, thị trường ngành y tế dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp ba lần kể từ năm 2010 và sẽ sớm vượt qua các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Tại TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện FV là bệnh viện 100% vốn nước ngoài đầu tiên. Đến nay, các bệnh viện này đều hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh dịch vụ cao của người dân.

Đáng chú ý, năm 2009, quỹ đầu tư VOF đã đầu tư 30 triệu USD vào Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ. Năm 2013, nhà sáng lập, bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng và VOF thoái vốn cho Tập đoàn Fortis Healthcare với giá 100 triệu USD để sở hữu 65% cổ phần. Một thời gian sau, Fortis Healthcare bán cho Richard Chandler với giá 120 triệu USD. Thương vụ này là điển hình trong thành công đầu tư vào bệnh viện tại Việt Nam.

Theo báo cáo bệnh viện tim Tâm Đức, năm 2018, bệnh viện đạt doanh thu 581 tỉ đồng, tăng 7,17%; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là gần 75 tỉ đồng, tăng 5,3%; lợi nhuận sau thuế là 66,6 tỉ đồng tăng 6%. Tâm Đức đặt kế hoạch năm 2019 với doanh thu đạt 600 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế là 77 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 68 tỉ đồng và giữ mức chia cổ tức ở 33%.

70% “chết” yểu

Tuy nhiên, bên cạnh việc các doanh nghiệp đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, các chuyên gia cũng khuyến cáo chỉ 30% bệnh viện tư nhân có khả năng tồn tại, 70% “chết” yểu.

Điển hình là Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ (Cầu Giấy, Hà Nội) do tập đoàn Keystone Invest (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 50 triệu USD nhưng sau hơn 20 năm triển khai, vẫn chưa đi vào hoạt động và bị bỏ hoang.

Hay, bệnh viện Đa khoa quốc tế Phúc An Khang (TP HCM) tuyên bố phá sản vào cuối tháng 4/2017. Đây là mô hình bệnh viện đầu tiên được chuyển đổi công năng từ chung cư cao cấp, có quy mô 500 giường bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nguyên nhân théo các chuyên gia, Bệnh viện tư thất bại do phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa bệnh viện tư nhân và công lập, trong đó chủ yếu từ chất lượng nguồn nhân lực. Bệnh viện tư thường chỉ tuyển dụng được bác sỹ trình độ thông thường, nên không tạo được uy tín trong cộng đồng.

Chắc chắn, cuộc đua đầu tư vào y tế thời gian tới sẽ khốc liệt hơn với sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn. Chất lượng y tế sẽ được nâng lên nhưng sẽ có một số bệnh viện phải “chết lâm sàng” hoặc sang tay cho chủ mới.

BBT mong nhận được bài viết của các chuyên gia, doanh nghiệp và độc giả đóng góp cho sự phát triển của kinh tế tư nhân tại: kinhtetunhan@dddn.com.vn 

Phan Nam