"Ông tổng" Sông Hồng chưa thoát "lầy"
Trong hoàn cảnh kinh doanh “bi đát”, Tổng CTCP Sông Hồng phải thực hiện giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp của cổ đông Nhà nước.
Tổng Công ty Sông Hồng vừa thông báo về việc thay đổi số lượng cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành.
Nhà nước rút bớt vốn
Theo đó, Tổng công ty thông báo giảm lượng chứng khoán đăng ký từ 27 triệu cổ phiếu xuống còn 20.478.022 cổ phiếu tương ứng VĐL hơn 204,78 tỷ đồng. Nguyên nhân, do Tổng công ty Sông Hồng đăng ký hủy 6.521.978 cổ phiếu.
Đây là việc Tổng công ty giảm vốn do hoàn trả một phần vốn góp của cổ đông Nhà nước do Tổng công ty thực hiện chuyển Trường trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Sông Hồng về trực thuộc Bộ Xây dựng theo quyết định đã ký.
Đây không phải là trường hợp duy nhất giảm vốn do hoàn trả vốn cho cổ đông Nhà nước. Nhà đầu tư chắc còn nhờ trường hợp của Gang thép Thái Nguyên Tisco khi Nhà nước rút 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư cho dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên bằng cách giảm vốn điều lệ.
Điều khác biệt đối với 2 trường hợp này là, đối với Gang thép Thái Nguyên, số tiền góp vốn của Nhà nước này được công ty mang đi gửi ngân hàng, dự án chưa triển khai xong. Còn đối với Tổng công ty Sông Hồng, thì đây là do Tổng công ty tách trường về cho Bộ Xây dựng quản lý.
Trên báo cáo tài chính quý 2/2019 thể hiện, cơ cấu cổ đông của Tổng công ty tại thời điểm 30/6/2019, vốn góp của Nhà nước đạt hơn 132,41 tỷ đồng, chiếm 49% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.
Kinh doanh "bi đát"
Tổng CTCP Sông Hồng thành lập năm 1958, được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty đưa cổ phiếu lên giao dịch tại thị trường UPCoM từ 2015, hiện nay Bộ Xây dựng vẫn còn nắm giữ 73,2% vốn.
Có thể bạn quan tâm
Dự án Thành phố ven sông Hồng: Xây hàng trăm chung cư cao tầng là không ổn
07:30, 21/06/2019
Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng
19:06, 19/06/2019
30% tổng số doanh nghiệp trên cả nước đầu tư vào Đồng bằng Sông Hồng và Đông Bắc Bộ
14:40, 19/06/2019
Vingroup có thể giống Samsung, góp phần tạo nên "Kỳ tích sông Hồng"?
08:00, 08/05/2019
Sông Hồng nằm trong danh mục những tổng công ty có khối tài sản lớn, diện tích đất rộng và nhiều lao động mà Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng thực hiện nghiêm túc chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn. Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn giai đoạn 2017-2020 ban hành vào tháng 8/2017, Bộ Xây dựng phải thoái toàn bộ vốn khỏi Sông Hồng trong năm 2017. Với tình cảnh thua lỗ triền miên của Sông Hồng hiện nay, công cuộc thoái vốn có lẽ còn kéo dài hơn nữa.
Khó khăn đang bủa vây Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng không chỉ từ giá cổ phiếu mà ngay cả tình hình sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu đang đe dọa khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Từ năm 2015 đến nay, tổng công ty này liên tục báo doanh thu sụt giảm mạnh đi kèm với khoản lỗ khủng. Doanh thu giảm mạnh từ 956 tỷ đồng năm 2015 về 187,8 tỷ năm 2017; lỗ ròng lần lượt 85 tỷ, 188,7 tỷ và 55,6 tỷ giai đoạn 2015-2017.
Kết quả kinh doanh, doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 Tổng công ty đạt 26,5 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh từ mức 2,6 tỷ của cùng kỳ năm 2018 xuống chỉ còn 106 triệu đồng (do không phát sinh khoản mục lãi bán đấu giá cổ phần). Trong khi đó, chi phí tài chính tăng hơn gấp đôi từ 12,5 tỷ lên 27,3 tỷ đồng, trên 96% là chi phí lãi vay. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 10 tỷ xuống còn 7 tỷ đồng.
Thu không đủ bù chi, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Tổng công ty Sông Hồng âm 32 tỷ trong nửa đầu năm nay. Cùng kỳ năm trước lỗ trước thuế của doanh nghiệp chỉ xấp xỉ 19 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Tổng công ty Sông Hồng giảm 60 tỷ so với đầu kỳ, xuống còn hơn 1.000 tỷ đồng. Trong dó, các khoản phải thu ngăn hạn chiếm 1/3 với 320 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn gần 299 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp giảm nhẹ 20 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu là nợ ngắn hạn với hơn 1.123 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính là 195 tỷ đồng, toàn bộ là vay nợ ngắn hạn. Khoản vay này có tới 191 tỷ vay từ ngân hàng Đại Dương và 3,4 tỷ vay từ các cá nhân.
Hết quý II/2019, vốn chủ sở hữu âm 612 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái âm nhẹ hơn với 580 tỷ. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến hết tháng 6/2019 của Sông Hồng vượt trên 940 tỷ đồng.