Nhà nước cần cân nhắc đến các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động
Khi phải dừng sản xuất, doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc cho người lao động, vì vậy nếu dịch bệnh kéo dài, Nhà nước cần cân nhắc đến các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và cả người lao động.
Đó là khuyến nghị của ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) trước những khó khăn của doang nghiệp Dệt may hiện nay.
Các ngành hàng của Việt Nam vốn phụ thuộc nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, chính vì vậy dịch corona tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Ngành dệt may Việt Nam - có kim ngạch xuất khẩu đứng top đầu thế giới, đại dịch lần này đã phải chịu ảnh hưởng rất lớn.
Ông Trương Văn Cẩm thông tin, qua nắm bắt tình hình các doanh nghiệp trong ngành cho thấy, dịch sẽ tác động rất lớn do phụ thuộc nguyên phụ liệu từ phía nước bạn. “Mặc dù các doanh nghiệp đã tìm mọi cách nhưng tình hình được đánh giá là hết sức khó khăn nếu phía Trung Quốc tiếp tục đóng cửa biên giới,” ông Cẩm nói.
Hiện nay các doanh nghiệp ngành dệt may không chỉ lo ngại về nguyên phụ liệu không có hàng, mà có một thực tế là không có nguyên phụ liệu, phải dừng sản xuất thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành.
Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản viện trợ lô hàng 2.3 triệu yên phòng chống dịch corona tại Việt Nam
15:37, 08/02/2020
Giao dịch tài chính mùa cúm corona (Kỳ II): Ngân hàng và Fintech rộng đường đua?
04:00, 08/02/2020
“Vòng xoáy” cúm corona: Doanh nghiệp Nghệ An, Hà Tĩnh “lao đao”
00:00, 08/02/2020
Thanh Hóa: Xử phạt 21 đối tượng thông tin sai sự thật liên quan đến đại dịch virut Corona
16:17, 07/02/2020
Đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất của “đại dịch corona”
15:00, 07/02/2020
Ngành du lịch Việt "khủng hoảng" chỉ sau Trung Quốc vì virus corona
13:18, 07/02/2020
Như vậy, một doanh nghiệp có hàng ngàn người lao động thì không biết sẽ cầm cự được bao lâu. Vì thế, cùng với việc khoanh vùng, kiểm soát dịch, tránh lây lan càng sớm càng tốt, ông Cẩm khuyến nghị, nếu dịch bệnh kéo dài, Nhà nước cần cân nhắc đến các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và cả người lao động.
Chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, hiện nay, tất cả các doanh nghiệp của các ngành hàng đều đang "khủng hoảng".
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) chia sẻ "trong bức tranh chung do tác động của dịch nCoV, ngành da giày cũng sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề". Đến nay, qua khảo sát sơ bộ thì nguyên liệu trong kho của các doanh nghiệp cũng chỉ có thể đáp ứng được sản xuất một thời gian nữa. nếu tình trạng này tiếp tục diễn biến như hiện nay thì các doanh nghiệp da giày sẽ gặp khó.
"Các doanh nghiệp trong ngành cũng đang tìm hướng thay thế nhưng chỉ đáp ứng được một phần và các giải pháp cũng chỉ mang tính chất ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay,” bà Xuân chia sẻ.
Trong khi đó, Tập đoàn cao su Việt Nam, nhà sản xuất cao su lớn thứ ba trên thế giới, cũng đang tích cực tìm kiếm khách hàng bên ngoài thị trường Trung Quốc do lo ngại virus corona sẽ làm giảm nhu cầu của khách hàng lớn nhất này.
Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, tác động của dịch bệnh nCoV đến ngành hàng này sẽ thấy rõ rệt trong vòng 1 - 2 tháng nữa, theo đại diện Hiệp hội - bà Đỗ Thị Thúy Hương.
Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng khác, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp điện tử sản xuất đang gần hết. Trong khi đó, các lô hàng đang đặt mới đang tắc ở khâu thông quan tại cửa khẩu đường bộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi cung ứng.
Việc tìm kiếm nguồn cung thay thế của ngành này không dễ tìm nguồn thay thế do ngành hàng điện tử đã được tính toán theo chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, để giảm thiểu những tác động, bà Hương kiến nghị nhà nước cần có chính sách khoan-dãn nợ, đưa ra các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành.
Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu phải cập nhật thông tin của từng ngành nghề, lĩnh vực trong cả trước mắt và lâu dài, qua đó tính tới các phương án cụ thể để đảm bảo kế hoạch sản xuất trong bối cảnh Chính phủ không điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng.
Ông cũng yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu và các Vụ Thị trường ngoài nước tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giải quyết lượng nông sản đang tồn ứ do ách tắc trong thông quan với thị trường Trung Quốc đồng thời đánh giá lại quy mô khối lượng đã và sẽ ách tắc thời gian tới, trên cơ sở đó tính toán lại các địa bàn tiềm năng để xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu mối thúc đẩy tiêu thụ.