“Vận đen” của Hùng Vương?
Chưa hết cú sốc POR14 năm 2019 khi bị áp mức thuế 3,87 USD/kg cá tra, Công ty CP Hùng Vương (HVG) lại phải đối mặt với cú sốc từ thị trường Trung Quốc.
Sau “bắt tay” với THACO đầu tháng 1/2020, Thuỷ sản Hùng Vương (HVG) tự tin đặt tham vọng rất lớn, tăng hơn 3 lần doanh thu, từ mức 4.000 tỷ lên 12.500 tỷ đồng. Riêng cá tra, dự kiến 2020 tổng xuất khẩu 100.000 tấn cá thành phẩm, doanh số 250.000.000 USD. Hướng đến các châu Mỹ (Mexico, Canada...), châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản...).
“Ánh sáng cuối đường hầm”
Cơ sở để đưa ra mục tiêu này là HVG hiện có có 24 đơn vị thành viên. Về nuôi trồng, công ty có 3 trại giống, 200 ha vùng nuôi tôm thương phẩm tại Bến Tre, 334 ha vùng nuôi cá tra thương phẩm.
Công ty cũng sở hữu 11 nhà máy chế biến cá với tổng công suất thiết kế trên 400.000 tấn nguyên liệu/năm và 1 nhà máy chế biến tôm có công suất 7.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán niên độ 2018-2019 của HVG công bố, doanh thu thuần tăng từ 3.952 tỷ đồng lên 4.106 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phần lớn đến từ cá và sản phẩm liên quan với 98% tỷ trọng – tương đương 7.915 tỷ đồng. Lãi gộp của Hùng Vương sụt giảm 82 tỷ đồng về còn 182 tỷ. Đặc biệt, đánh giá về rủi ro trong cơ cấu vốn của Hùng Vương, các kiểm toán viên của Ernst & Young Việt Nam (E&Y) đã nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Hùng Vương khi mà tại ngày 30/9/2019, tổng nợ ngắn hạn của Hùng Vương đã vượt đã vượt quá tài sản ngắn hạn 1.170 tỉ đồng, trong đó khoản vay 600,6 tỉ đồng tại VietcomBank đến hạn vào ngày 21/5/2018 hiện vẫn chưa được thanh toán.
Chính vì vậy, hợp tác với Thaco giúp HVG kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn về tài chính kéo dài trong nhiều năm qua và thúc đẩy phát triển thị trường, trong đó có Trung Quốc.
Điều chỉnh mục tiêu?
Thực tế, đây cũng là hướng đi phù hợp với xu thế chung của ngành thuỷ sản bởi , năm 2019, Trung Quốc đã trở thành thị trường cá tra lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 32% giá trị cá tra xuất khẩu trong tổng kim ngạch 2 tỷ USD năm 2019. Nếu như trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cá tra nguyên con sang các tỉnh phía Nam Trung Quốc, thì trong năm 2019, cá tra philê đã thâm nhập vào nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên... Trong tổng số 50 thị trường xuất khẩu của công ty, Trung Quốc chiếm 24%.
Có thể bạn quan tâm
Thaco sẽ tham gia 'giải cứu' vua cá Hùng Vương?
16:43, 05/01/2020
"Vua cá tra" Hùng Vương lại.... mắc cạn
02:30, 01/08/2019
Hùng Vương thoái vốn tại Sông Đốc sau thất bại POR14
12:00, 11/05/2019
Những dự báo trước đó đều cho rằng, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc sẽ còn cao hơn nữa trong năm 2020. Nhưng, “ngày vui ngắn chẳng tày gang” việc xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc bỗng đảo chiều khi quốc gia này đang rơi vào đại dịch virus Corona và phải phong tỏa hàng chục thành phố, đóng cửa xuất nhập khẩu với nhiều thị trường.
Đây là cú sốc năm thứ 2 liên tiếp của “ông vua cá tra” Hùng Vương, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) với mức thuế cuối cùng của POR14 đối với Hùng Vương là 3,87 USD/kg vào đầu năm 2019.
Trong bối cảnh ấy, HVG sẽ đẩy sớm ĐHĐCĐ thường niên 2020, để thông qua phương án cho Công ty sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp THADI nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 25% vốn mà không phải thực hiện chào mua công khai. Dự kiến, THADI sẽ sở hữu 35% vốn HVG và nắm 65% vốn trong liên doanh giữa Hùng Vương và THADI phát triển mảng sản xuất heo giống. Tính đến nay, THADI đã sở hữu 24,28% vốn HVG, ứng với 53,9 triệu cổ phiếu.