[DOANH NHÂN DOANH NGHIỆP TUẦN TỪ 17-23/2] Đường sắt Việt Nam lâm cảnh "đường cùng"!
Đường sắt Việt Nam "kêu cứu", IMP “hẹp lối” trước hội nhập, May Sông Hồng khó chồng khó vì lệ thuộc nguyên liệu Trung Quốc,... là những thông tin đáng chú ý tuần qua.
1. [ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM] Gỡ vướng cách nào?
Trình bày khó khăn tại buổi làm việc giữa Tổ Công tác của Thủ tướng với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao, ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), báo cáo hiện tổng công ty đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách và vướng mắc khi thay đổi người đại diện về quản lý vốn.
Trước đó không lâu, phương án chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) về lại Bộ Giao thông Vận tải đã được đưa ra xem xét.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
2. Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab sẽ "đi đâu về đâu"?
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định từ ngày 1/4 tới dừng thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (taxi công nghệ).
Việc dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4/2020, Grab phải 'lựa chọn' loại hình để tiếp tục hoạt động.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
3. Khách sạn Kim Liên sắp có khu phức hợp trị giá 14.300 tỷ đồng?
Vấn đề khai thác và phát triển tổ hợp bất động sản trên khu “đất vàng” 3,5 ha - nơi tọa lạc Khách sạn Kim Liên - thường xuyên xuất hiện trong các tờ trình họp ĐHCĐ của Kim Liên Tourism.
Ngày 19/1/2020, Đại hội đồng cổ đông bất thường của CTCP Du lịch Kim Liên (chủ sở hữu khách sạn Kim Liên) đã thông qua phương án tăng vốn từ gần 70 tỷ đồng lên 2.786 tỉ đồng để triển khai dự án khu phức hợp mới trị giá gần 14.300 tỷ đồng trên khu đất hiện hữu của công ty.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
4. IMP “hẹp lối” trước hội nhập
Là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên sở hữu 3 nhà máy theo tiêu chuẩn EU-GMP, song CTCP Dược phẩm Emexpharm có thể bị giảm lợi thế kinh doanh, đặc biệt trên thị trường ETC khi EVFTA có hiệu lực.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
5. “Ông hoàng ánh sáng” Điện Quang một thời
Trải qua thăng trầm cũng như những biến động trong kinh tế nền kinh tế thị trường, Điện Quang đã ghi danh trở thành một trong những thương hiệu “vang bóng một thời” làm chủ thị trường chiếu sáng Việt. Slogan "Ở đâu có điện, ở đó có điện quang” đã cùng bao thế hệ người Việt sinh ra, lớn lên và trưởng thành.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
6. May Sông Hồng khó chồng khó vì lệ thuộc nguyên liệu Trung Quốc
Do nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc, May Sông Hồng có khả năng thiếu hụt hàng tồn kho trong quý 2/2020.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
7. Sabeco rơi vào thế khó?
Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), năm 2020 sẽ là một năm đầy thử thách đối với Sabeco. Hai yếu tố bất lợi chính trong năm nay là Nghị định 100/2019/NĐ-CP và dịch Corona mà BVSC cho rằng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu thụ bia – rượu tại Việt Nam.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
8. Cảng Quy Nhơn kinh doanh ra sao sau nửa năm về tay Vinalines?
Sau hơn nửa năm được tiếp nhận về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CP Cảng Quy Nhơn tăng trưởng khá.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
9. Cái kết buồn của Karaoke Arirang
Từng là một thương hiệu danh giá trên thị trường điện tử nhưng giờ đây, Karaoke Arirang đã phải đi đến bước đường khai tử và lùi vào dĩ vãng vì cơn bão công nghệ.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
10. Bút bi Thiên Long từ “bán dạo” bước lên “đế chế”
Lớn dần theo một thế hệ người Việt, hiếm có sản phẩm nào lại nằm ở vị trí đáng nhớ trong ký ức tuổi thơ như như bút bi Thiên Long.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
11. Mỹ Hảo và “cuộc chiến” trong bồn rửa bát
Mỹ Hảo là thương hiệu nước rửa bát thuần Việt ra đời vào những năm 90 và độc chiếm thị trường nước rửa bát thời bấy giờ. Nhưng mọi chuyện đã khác khi có sự xuất hiện của Unilever.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
12. Kinh Đô táo bạo bỏ “ngôi vương”
Với logo “vương miện đỏ”, Kinh Đô đã trở thành hình ảnh thân quen đối với nhiều thế hệ người tiêu dùng Việt.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
13. Bột giặt LIX và cuộc chiến “ngầu bọt”
Trong cuộc chiến “ngầu bọt” của thị trường bột giặt, LIX được đánh giá là thương hiệu đại diện cho sự bền bỉ, với hơn 40 năm đem lại những sản phẩm chất lượng tốt cho người tiêu dùng Việt Nam.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
14. Chiến lược mới của Burger King có gây "tác dụng phụ"?
Hãng đồ ăn nhanh của Mỹ Burger King vừa tung ra một video quảng cáo hết sức độc đáo nhằm thúc đẩy nỗ lực loại bỏ chất bảo quản và các chất phụ gia khác khỏi các món ăn của hãng này.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
15. Doanh nghiệp lữ hành đề xuất hai "trợ lực" kích cầu du lịch
Ông Nguyễn Công Hoan – TGĐ HanoiRedtours cho biết: Kích cầu du lịch trong "mùa dịch" phải tạo sự an tâm cho du khách, vì vậy các doanh nghiệp lữ hành mong muốn hai trợ lực từ Nhà nước.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
16. Kompa và giấc mơ về dấu ấn toàn cầu...
Trong dịch viêm đường hô hấp cấp từ chủng mới của COVID-19, ngay sau khi Việt Nam công bố dịch, nhiều người Việt cùng chia sẻ một trang thông tin dữ liệu cập nhật thực tế (real time) về diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu. Đó là trang Corona.Kompa.Ai
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY
17. Doanh nhân Đào Hồng Tuyển tặng 3 triệu chiếc khẩu trang cho nhân dân Quảng Ninh
Do nhu cầu sử dụng khẩu trang tăng cao, khẩu trang trở nên khan hiếm, khó mua trong thời điểm hiện tại. Vì thế, doanh nhân Đào Hồng Tuyển đã không ủng hộ trực tiếp bằng tiền mặt mà tìm kiếm, ký hợp đồng cung cấp khẩu trang vải kháng khuẩn từ các nhà cung cấp và phân phối trong cả nước, đưa về phát cho nhân dân với số lượng 3 triệu chiếc, tổng trị giá 6 tỷ VNĐ.
>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY