Cơ hội mở từ y tế thông minh
Tốt nghiệp bác sĩ đại học Y khoa, chuyên khoa giải phẫu bệnh - ung bướu, ngành phẫu thuật nhưng ông Võ Tấn Hưng, TGĐ Công ty TNHH Thương Mại Vĩnh Phát lại sớm bén duyên với nghiệp kinh doanh.
Doanh nhân Võ Tấn Hưng chính là người đầu tiên đưa Kodak USA (mảng thiết bị y tế, nay là Carestream Health USA) về Việt Nam. Hiện Công ty TNHH Thương Mại Vĩnh Phát là tổng đại lý phân phối Carestream Health USA, chuyên phân phối các thiết bị tạo ảnh trong y tế, trong đó phải kể đến Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y khoa PACS (gọi tắt là PACS hay Giải pháp PACS - Hệ thống PACS).
- Được biết ông vốn là một bác sĩ, cơ duyên nào đưa ông tới việc kinh doanh với việc thành lập công ty chuyên phân phối các thiết bị chẩn đoán hình ảnh trong y tế mà nổi bật là Hệ thống PACS hiện nay, thưa ông?
Có 3 lý do khiến tôi dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh và chọn lựa lĩnh vực cung cấp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh trong y tế mà nổi bật phải kể đến Giải pháp PACS.
Thứ nhất, tôi có hơn 15 năm kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường ngành ảnh y tế. Công ty của chúng tôi có kinh nghiệm lắp đặt và cung cấp, bảo hành, bảo trì toàn bộ giải pháp X-quang kỹ thuật số. Chúng tôi cũng là người đi đầu trong giải pháp chuyển đổi từ analog qua số cách đây 15 năm.
Thứ hai, PACS là một giải pháp phần cứng và phần mềm mới ở Việt Nam nhưng trên thế giới đã phổ biến.
Đúng thời điểm thích hợp cách đây 5 năm, chúng tôi đã đặt vấn đề với Carestream USA để cung cấp PACS về Việt Nam bởi tôi nhận định và có niềm tin rằng, Việt Nam sẽ đi đến việc sử dụng PACS rất nhanh, bởi vì bác sĩ Việt Nam rất giỏi và các nhà lãnh đạo y tế Việt Nam rất nhạy bén.
Thứ ba, chúng tôi có mối quan hệ và uy tín đối với những công ty sản xuất và cung cấp PACS lớn trên toàn thế giới, ví dụ Carestream USA và bây giờ là Carestream - Philips Informatics. Đây chính là những điểm thuận lợi cũng là lý do tôi quyết định đưa PACS về Việt Nam.
- Ưu điểm của kỹ nghệ PACS là gì, thưa ông?
Ngành y tế Việt Nam đi sau nhiều nước trên thế giới 15-20 năm nhưng mình đang tiệm cận dần dần, đó chính là nhờ vào công nghệ. Có thể coi giải pháp PACS gần như là công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế với rất nhiều ưu điểm đem lại cho không chỉ bệnh nhân, bác sĩ, bệnh viện mà cả ngành y tế nói chung.
Đầu tiên, bệnh nhân là người được hưởng lợi thế lớn nhất khi chất lượng chẩn đoán tăng lên gấp nhiều lần do hình ảnh chẩn đoán rõ hơn và được lưu trữ - xử lý bằng các phần mềm thông minh. Ngoài ra, thời gian chẩn đoán và ra quyết định của bác sĩ nhanh hơn do không cần phải in phim mà chỉ cần xem hình ảnh trên màn hình máy tính. Bên cạnh đó, với PACS, việc chẩn đoán có thể thực hiện được ở bất kể thời gian nào, bất kể ở đâu và nhờ PACS mà một bệnh nhân có thể được hội chẩn – chẩn đoán bởi nhiều giáo sư, bác sĩ trên toàn thế giới trong cùng một thời gian bởi PACS có thể kết nối trên toàn thế giới.
Chỉ mất khoảng 15-20 phút là các bác sĩ có thể nắm được toàn bộ dữ liệu về bệnh nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác tức thì.
Thứ hai, với bệnh viện sẽ không tốn chi phí mua phim hàng năm có khi lên đến vài chục tỷ đồng… Ngoài ra, thay vì phải lưu phim, với hệ thống PACS, bệnh viện chỉ cần khoảng 2 cái server chiếm diện tích nhỏ. Dữ liệu hình ảnh trên PACS có thể lưu giữ trong vòng 10 năm với hàng triệu ca bệnh và dễ dàng và có thể nhanh chóng tra cứu lại dữ liệu bệnh khi cần.
Thứ ba, hệ thống PACS giúp quá trình theo dõi bệnh án của bệnh nhân dễ dàng hơn. Với PACS, việc truy xuất lại hình ảnh dữ liệu bệnh rất dễ dàng trong vài phút và chất lượng hình ảnh, thông tin bệnh nhân vẫn như cũ giúp việc chẩn đoán điều trị chính xác hơn.
Thứ tư, kể cả các vấn đề pháp lý cũng đảm bảo nếu trước đó bệnh nhân có kiện tụng gì đó liên quan việc giám định thương tật thì việc PACS lưu trữ hình ảnh sẽ chính xác hơn việc lưu trữ các tấm phim có khả năng hư hỏng theo thời gian.
Ngoài ra, rất đặc biệt và thực tế có lợi là hiện tại PACS cũng hạn chế tình trạng gian lận trong khám chữa bệnh bảo hiểm. Đây là vấn đề thường xảy ra tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm.
- Hiện cả nước chỉ có khoảnggần 50 bệnh viện lớn triểnkhai hệ thống PA Đây làcon số rất nhỏ bé so với hệthống y tế lên tới gần 700bệnh viện và trung tâm y tếlớn tại Việt Nam. Là doanhnghiệp đi đầu tại thị trườngViệtNam về sản phẩm này,ông có thể cho biết lý do gìkhiến PACS - dù có nhiều ưuđiểm vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong hệ thống y tế?
Những ưu điểm của PACS là không thể chối cãi. Tuy nhiên, việc mang một giải pháp kỹ thuật y tế thông minh về áp dụng cho ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam là cả một quá trình dài cần thay đổi tư duy và suy nghĩ.
Khó khăn đầu tiên của chúng tôi chính là việc thay đổi suy nghĩ của các nhà quản lý tại Việt Nam. Năm năm trước, tôi là người đặt nền tảng, đặt viên đá đầu tiên để thử nghiệm PACS. Chúng tôi phải tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị, đưa khách hàng đi xem tận mắt hệ thống PACS của các nước để các nhà chuyên môn thấy và tin. Tin thôi cũng chưa đủ, chúng tôi đã cho lắp đặt hệ thống PACS ở một vài bệnh viện uy tín chẳng hạn như Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy…
Tại sao lại đặt ở đây mà không phải ở bệnh viện khác? Đó là chiến lược của chúng tôi. Thứ nhất, các bệnh viện này là các bệnh viện lớn và trực thuộc Bộ Y tế. Thứ 2, các bệnh viện này điều trị tất cả các chuyên khoa để hệ thống PACS có thể phát huy tối đa chức năng của nó. Đặc biệt, các bệnh viện này cũng đồng thời là trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nếu PACS của chúng tôi đưa vào các bệnh viện lớn và uy tín như vậy mà thành công thì chắc chắn việc có mặt ở những chỗ khác sẽ không là vấn đề lớn.
PACS hiện nay được xem gần như công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế thông minh và chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. và trong ngành y tế việt nam, vĩnh phát đang được xem là đơn vị đi đầu trong việc tư vấn, thiết kế giải pháp về sản phẩm này.
Tại hội nghị “đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử hướng tới bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy và không sử dụng tiền mặt thanh toán viện phí” tại đà nẵng ngày 23/7/2019 do cục công nghệ thông tin tổ chức, vĩnh phát được chọn để báo cáo đề tài “các tiêu chí RIS- PACS trong các cơ sở y tế: hỗ trợ việc triển khai không in phim và bệnh án điện tử - EMR”.
Song song với việc đặt demo tại các bệnh viện, tôi tham dự rất nhiều hội nghị, hội thảo của các lãnh đạo ngành và lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin để lắng nghe ý kiến chỉ đạo cũng như đóng góp ý kiến để các nhà lãnh đạo nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng PACS trong y tế thông minh.
Khó khăn thứ hai là tiền đâu để trả cho PACS. Giả sử 1 bệnh viện có 80% bệnh nhân bảo hiểm, 20% bệnh nhân ngoại trú. Bệnh nhân ngoại trú thì tự trả cho khâu in phim, còn 80% bệnh nhân bảo hiểm phải chờ bảo hiểm đồng ý thanh toán cho PACS thì bệnh viện đó mới áp dụng PACS được. Hiện nay chúng tôi vẫn chờ văn bản của Bộ Tài chính để bảo hiểm đồng ý trả cho PACS. Tuy nhiên, tôi có một niềm tin rằng, đây là một xu thế, cả xã hội đang áp dụng và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Tôi nghĩ PACS chính là tương lai của y tế thông minh và tương lai này không quá xa.
Khó khăn thứ 3 là bệnh viện không có tiền mua PACS mới. Việc đầu tư một hệ thống PACS rất tốn kém, có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nhưng chúng tôi không chỉ chờ để mua – bán. Để có thể tạo điều kiện tối đa để các bệnh viện có thể tiếp cận được với PACS, chúng tôi đưa ra giải pháp đầu tư và cho thuê. Các bệnh viện có thể thuê lại của chúng tôi trong vòng bao nhiêu năm, sau đó chúng tôi chuyển giao luôn cho bệnh viện. Chỉ khi giải pháp kỹ thuật PACS của chúng tôi tốt đi kèm dịch vụ bảo hành, bảo trì hoàn hảo, chúng tôi mới dám tự tin thực hiện hình thức cho thuê như vậy.
Ngày 30/12/2019, chúng tôi đã ký hợp đồng đầu tư cho thuê hệ thống PACS tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM trị giá 117 tỷ đồng. Chúng tôi hy vọng tương lai sẽ có nhiều bệnh viên hơn áp dụng PACS theo hình thức đầu tư cho thuê cùng chia sẻ lợi nhuận. Tôi muốn nhắclại rằng, công ty chúng tôi không phải là đơn vị làm thương mại đơn thuần, mà là một nhà đầu tư và thiết kế giải pháp có kinh nghiệm và trách nhiệm.
- Tôi được biết, trong tổng số gần 50 bệnh viện trên cả nước áp dụng PACS hiện nay thì công ty Vĩnh Phát đã cung cấp tới trên 40 bệnh viện. Theo ông, đâu là lý do khiến Vĩnh Phát đạt được những thành công ngày hôm nay?
Nói hay không bằng làm hay. Việc chúng tôi triển khai thực tế thành công là nhờ 3 yếu tố. Thứ nhất là bởi chúng tôi đã lựa chọn giải pháp tốt, đó là giải pháp của công ty Carestream của Mỹ, bây giờ là Carestream Philips Informatics, với tất cả các phần mềm đã được FDA chứng nhận chất lượng và cho dùng tại các bệnh viện của Mỹ. Hiện Carestream Philips đã lắp đặt lên tới 4.800 bệnh viện trên toàn thế giới. Thứ hai, trước chúng tôi, bệnh viện cũng đã để 1-2 công ty khác đặt demo nhưng không thành công. Sau khi được tham quan mô hình của chúng tôi thì các bệnh viện nhận thấy chúng tôi là đối tác tốt nên đồng ý hợp tác triển khai. Thứ ba, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư được huấn luyện bài bản, tất cả mọi sự cố đều có thể xử lý ngay lập tức.
3 năm vừa qua, Thành phố HCM triển khai mới 2 dự án bệnh viện lớn là Bệnh viện Nhi đồng TP và BV Ung bướu cơ sở 2. Chúng tôi là đơn vị tham gia thiết kế giải pháp lẫn đấu thầu và trúng thầu lắp đặt hệ thống PACS cho 2 cơ sở này. Chiến lược của chúng tôi là lắp đặt và vận hành ở những bệnh viện lớn hoặc bệnh viện tuyến trung ương trước.
- Cảm ơn ông và chúc cho Vĩnh Phát tiếp tục phát triển thành công!
Người ta nói lương y như từ mẫu nhằm tôn vinh sự cao quý của nghề y. Ông xuất thân là một bác sĩ, lại đầu tư kinh doanh lĩnh vực y tế. Có điều gì làm ông cảm thấy khó khăn khi đưa ra các quyết định kinh doanh hay không, vì kinh doanh không chỉ là nghĩa cử mà luôn phải đảm bảo yếu tố doanh thu và lợi nhuận?
Khi chúng tôi đầu tư, vấn đề lợi nhuận phải được đặt ra là điều đương nhiên. Nhưng lợi nhuận như thế nào và là bao nhiêu lại do suy nghĩ và tư cách của từng người kinh doanh. Với tôi, việc hòa vốn hay có lợi ít chính là lợi nhuận.
Đó là lợi nhuận phi vật chất, là hình ảnh, tiếng tăm, mà lợi nhuận phi vật chất vô hình nhưng có thể là vô giá, là rất nhiều so với lợi nhuận chúng tôi đếm được.
Triết lý và nguyên tắc kinh doanh của ông là gì?
Kinh doanh với tôi không chỉ là tìm kiếm lợi nhuận. Tôi tự đặt ra sứ mệnh cho mình là làm sao để ngành y tế Việt Nam và mỗi bệnh viện có được một công nghệ và giải pháp PACS hiện đại nhưng vừa túi tiền, không xa xỉ vì nước mình vẫn còn nghèo. Vì tôi may mắn có được rất là nhiều kinh nghiệm, kiến thức và năng lực để thực hiện được sứ mệnh này và nó đòi hỏi người làm kinh doanh phải có đủ tâm và tầm.