[COVID-19] 5 điều doanh nghiệp cần làm để giúp nhân viên phòng dịch
Nhân sự ở tầm nào cũng hiểu lúc khó khăn mà mình được doanh nghiệp chống lưng thì khi hồi phục mình sẽ cam kết, gắn bó.
Các doanh nghiệp Nhật nuôi dưỡng được lòng trung thành của nhân viên cũng là dựa trên triết lý này.
Hiện, các khuyến cáo của Bộ Y tế đều chỉ giải quyết được ở góc độ dịch tễ. Các doanh nghiệp lớn (trọng yếu tố con người, có khả năng phát triển bền vững, có chính sách quản trị rủi ro và các giải pháp dự phòng những tình huống khủng hoảng) có thể tham khảo thêm những giải pháp này để chung tay đẩy lùi COVID-19 và tạo đà cho hồi phục.
Đây cũng là các các doanh nghiệp khẳng định sự quan tâm ở mức ưu tiên số 1 của mình tới sức khoẻ người lao động.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế/CDC về phòng dịch bằng cách tăng tiếp cận thuận tiện cho nhân viên tới khu vực rửa tay, thay thế máy sấy tay bằng khăn giấy, gia tăng các giải pháp tiệt trùng bề mặt...
Cần nâng cao truyền thông tại nơi làm việc bằng các poster tuyên truyền những biện pháp này.
Có thể bạn quan tâm
[COVID-19] Sơn Lôi đã hết cách ly!
08:46, 04/03/2020
Kịch bản ứng phó của Việt Nam nếu dịch COVID-19 lan rộng
23:46, 03/03/2020
[COVID-19] Du lịch Việt thiệt hại 7 tỷ USD
18:12, 03/03/2020
[COVID-19] Phép thử cho tiến trình tái cơ cấu
11:00, 03/03/2020
Tìm thấy hy vọng mới trong điều trị COVID-19
03:00, 03/03/2020
COVID-19 khiến ngân sách thất thu 150 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu mỗi ngày
02:00, 03/03/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không có cơ chế xin cho trong phòng chống COVID-19
19:00, 02/03/2020
Thứ hai, cần chủ động hạn chế tiếp khách đến từ vùng dịch, thay đổi lịch trình công tác và các cuôc hội nghị hội thảo liên quan đến vùng "nghi có dịch". Nhân viên trở về hoặc có người thân trở về từ vùng có dịch sẽ chủ động cách ly tối thiểu 14 ngày.
Thay đổi cách họp, giảm thiểu những cuộc họp không cần thiết trên 30 người, đảm bảo khoảng cách là 1m. Chủ động khuyến cáo không bắt tay, ôm hôn mà thay thế bằng nụ cười và cái cúi đầu chắp tay nếu cần.
Thứ ba, cơ quan có thể mời cán bộ y tế công cộng, phòng dịch đến đơn vị để chia sẻ cho nhân viên những điều cần lưu ý.
Đồng thời, cập nhật thông tin cần thiết và mua dịch vụ cấp cứu hoặc tư vấn phòng dịch để nhân viên có thể chủ động liên hệ để được giải đáp thắc mắc hoặc trợ giúp khi cần 24/7.
Bộ phận nhân sự, công đoàn hoặc bộ phận được chỉ định cần được tập huấn chuyên môn về những tình huống và cách xử lý khi có người nghi nhiễm đến văn phòng, dù là khách hay nhân viên và có số hotline cuả trung tâm phòng dịch gần nhất dán ở poster cũng như số hotline của người có trách nhiệm/cần được thông báo nếu có người nghi nhiễm hoặc có triệu chứng.
Thứ tư, chủ động bổ sung chính sách nhân sự. Ví dụ: Trợ cấp cho nhân viên bị cách ly, chủ động bổ sung ngày nghỉ để nhân viên có những triệu chứng khuyến cáo nghỉ việc hoặc làm việc tại nhà mà không phải cắt phép nghỉ ốm.
Hãy coi đây là chi phí quản trị taì năng, sau dịch bệnh, câu chuyện về sự tử tế này sẽ được bù đắp thích đáng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể nhắc nhở và dành thời gian hoặc mời chuyên gia hướng dẫn từng nhóm nhỏ các bài tập thể dục/khí công có thể thực hành tại chỗ ngồi nhằm nâng cao miễn dịch và tốt cho hệ hô hấp.
Nếu doanh nghiệp có điều kiện cung cấp đồ ăn nhẹ giữa buổi thì khéo léo lựa chọn những đồ uống bổ dưỡng nâng cao sức đề kháng mà thực ra lại ngon bổ rẻ như nước ép cam, bưởi, ổi, trà chanh xả.
Nếu có ngân sách thì có thể tặng nhân viên một bộ kits đồ sơ cứu và phòng dịch cá nhân hoặc set đồ ăn trưa và bình trà.
Thứ năm, chủ động khuyến khích và cung cấp các nền tảng, công cụ, phương tiện để nhân viên làm việc tại nhà, tự nguyện hoặc luân phiên.
KPI có thể điều chỉnh hay không phụ thuộc vào khả năng hồi phục của nền kinh tế và đặc trưng lĩnh vực hoạt động nhưng đây là lúc thúc đẩy các KPI về tự hoc, về bổ sung những kỹ năng cần thiết để làm việc từ xa và cũng là thời điểm phù hợp để đánh giá những rủi ro cuả doanh nghiệp trước những thách thức tương tự.
Những giải pháp trên có thể bị cho là "làm quá" hoặc chỉ phù hợp với "gia đình có điều kiện" nhưng hành động hiệu quả hơn mọi tuyên ngôn về quan tâm đến sức khoẻ nhân viên và phát triển bền vững.
Hơn thế nữa, nếu có thể hỗ trợ khách hàng hoặc nhà cung cấp/ đối tác thì sẽ đây là cơ hội lớn để xây dựng chuỗi giá trị gắn kết trong tương lai.
(* Bài viết có tham khảo Harvard Business Review và bổ sung hiểu biết về hoàn cảnh Việt Nam)