“Hơn 90% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19”

Nhóm phóng viên 03/04/2020 16:55

Đây là khẳng định của ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khi nói về những tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp.

Tại cuộc họp trực tuyến với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ trong giai đoạn cao điểm phòng chống COVID-19", diễn ra chiều nay (3/4), ông Cẩm khẳng định do ảnh hưởng của COVID-19 sẽ có 90% số doanh nghiệp chịu tác động của dịch bệnh theo từng mức độ khác nhau.

ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

Ông Cẩm cho biết, một số nhà nhập khẩu củaEU và Mỹ đưa ra lệnh tạm ngừng nhập khẩu các sản phẩm do dịch COVID-19 đương nhiên tác động mạnh tới xuất khẩu dệt may. Hiện chưa nói là ngừng bao nhiêu, nhưng đã có đối tác cắt đơn hàng với doanh nghiệp Việt.

Nếu tình trạng chính xác, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do vừa rồi nguyên liệu đã thiếu khi dịch COVID-19 bùng phát vì chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, khoảng 60 - 70%. Nguồn nguyên liệu vừa được cải thiện thì lại gặp vấn đề này, sẽ càng khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dệt may.

Đa số các doanh nghiệp trong lĩnh vực đều “than” vì nhiều đơn hàng bị cắt và mong muốn có chính sách hỗ trợ để vượt qua khó khăn, vực lại sản xuất, kinh doanh. Song các doanh nghiệp vẫn đang phải chịu mọi chi phí, trong đó có việc trả lương để đảm bảo cuộc sống của người lao động, cũng như thu hút gắn bó với doanh nghiệp.

Ông Cẩm cũng khẳng định, hàng năm ngành dệt may Việt Nam nhập khẩu khoảng 60% vải, hơn 55% xơ sợi và khoảng 45% phụ liệu từ Trung Quốc phục vụ cho sản xuất. Đa số các doanh nghiệp dệt may chỉ dự trữ nguyên phụ liệu tới đầu tháng 3 hoặc đầu tháng 4, sau đó sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đầu vào để sản xuất.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực tìm kiếm các nguồn cung khác như nguồn cung trong nước, nguồn từ các nước khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ,… Tuy nhiên, các nguyên vật liệu từ các nguồn cung này chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã; khó đáp ứng các đơn hàng nhỏ lẻ; giá cả cao hơn nguồn hàng từ Trung Quốc”, ông Cẩm nêu thực tế.

Do đó, với ngành dệt may, dự kiến tăng trưởng có thể giảm khoảng 14%, quý  2 trong điều kiện khả quan thì hoạt động sản xuất tại Trung Quốc hồi phục, có thể duy trì như năm trước và quý 3,4 sẽ tăng trưởng mạnh. Thêm vào đó, EVFTA có hiệu lực dự kiến tăng trưởng xuất khẩu cao hơn năm trước 5-10%. Cả năm có thể duy trì kim ngạch 39 tỷ USD, Cục Xuất nhập khẩu dự báo. 

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch VCCI: Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ phòng, chống dịch COVID-19

    16:13, 03/04/2020

  • Test nhanh COVID-19: Dương tính chưa chắc nhiễm, âm tính cũng chưa thể yên tâm!

    13:46, 03/04/2020

  • [COVID-19] Cứu doanh nghiệp khối trường tư thục: Cần cơ chế tài chính nào?

    12:32, 03/04/2020

Để doanh nghiệp bớt khó khăn trong giai đoạn này, ông Cẩm bày tỏ mong muốn các bộ ngành và cơ quan làm việc nhanh nhất để các chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhanh chóng đi vào thực tiễn.

"Các khoản chi phi đầu vào như phí BOT, phí điện, phí nước… là những chi phí doanh nghiệp rất cẩn để họ có thể bớt được khó khăn trong sản xuất kinh doanh", ông Cẩm nói.

Đồng thời, để doanh nghiệp đỡ phụ thuộc vào nguồn hàng Trung Quốc, ông Cẩm đề xuất Chính phủ cần có các chính sách phát triển hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

Nhóm phóng viên