[DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP TUẦN TỪ 20-25/4] Giấc mơ xa vời của Thủy sản Minh Phú

Khánh Hà 26/04/2020 05:44

Tọa đàm trực tuyến Doanh nghiệp với người tiêu dùng chung tay trong đại dịch COVID-19, Giấc mơ xa vời của Thủy sản Minh Phú, Vinatex đuối sức đường trường,... là những tin nóng tuần qua.

1. Doanh nghiệp với người tiêu dùng chung tay trong đại dịch COVID-19

Toàn cảnh buổi toạ đàm trực tuyến

Toàn cảnh buổi toạ đàm trực tuyến "Doanh nghiệp với người tiêu dùng chung tay trong đại dịch COVID-19"

Nhân “Tháng hành động vì Người tiêu dùng” và nhằm đề cao hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp với người tiêu dùng trong bối cảnh dịch COVID-19, chỉ ra những giải pháp kinh doanh hiệu quả, góp phần thích nghi với giai đoạn hiện nay, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội Bảo vệ Người tiêu dùng tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Doanh nghiệp và người tiêu dùng chung tay trong bối cảnh đại dịch COVID-19".

>>> Chi tiết tọa đàm xem TẠI ĐÂY

2. Phát triển thương hiệu quốc gia giúp nâng cao vị thế hàng Việt

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Đó là thông điệp Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải muốn nhấn mạnh nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Thương hiệu Việt và dấu ấn trách nhiệm cộng đồng

Nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn ngày 20/4 hàng năm là “Ngày Thương hiệu Việt Nam”

Nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn ngày 20/4 hàng năm là “Ngày Thương hiệu Việt Nam”.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, hình ảnh đất nước, con người và doanh nghiệp Việt Nam càng được khẳng định với trách nhiệm xã hội, cộng đồng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4. [COVID-19] Thuốc thử đau đớn với doanh nghiệp du lịch

Nếu dịch kéo dài đến hết quý II, thiệt hại của ngành du lịch sẽ là 5 tỉ USD.

Nếu dịch kéo dài đến hết quý II, thiệt hại của ngành du lịch sẽ là 5 tỉ USD.

Khi dịch bệnh bùng phát, các đơn vị lữ hành chỉ có thể hoãn vé máy bay và hoãn sử dụng các dịch vụ đến cuối năm 2020, chứ không thể lấy lại tiền cọc, cũng không thể dời vé và dịch vụ qua năm sau. Vì vậy, khi hơn 90% tour không thành, phải trả lại phần lớn tiền cho khách, doanh nghiệp sẽ mất dòng tiền, cộng với việc đã đặt cọc cho các nhà cung cấp dịch vụ, khiến lượng tiền mặt càng khan hiếm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. "Phao cứu sinh" cho vận tải biển

Hàng hóa thông qua cảng tăng nhưng các doanh nghiệp vận tải biển vẫn khó thở.

Hàng hóa thông qua cảng tăng nhưng các doanh nghiệp vận tải biển vẫn khó thở.

Mặc dù lượng hàng hóa thông qua các cảng có xu hướng tăng, nhưng các doanh nghiệp vận tải biển trong nước vẫn gặp khó trong đại dịch COVID-19.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. 3 kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ - dịch vụ để vượt "bão" COVID-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Golden Gate đã phải tạm dừng hoạt động của hàng loạt nhà hàng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Golden Gate đã phải tạm dừng hoạt động của hàng loạt nhà hàng.

Sau hai tháng gồng gánh chi phí để duy trì hoạt động, đến nay các hệ thống chuỗi nhà hàng kinh doanh bán lẻ - dịch vụ đã chạm đến giới hạn của sự chịu đựng.

Mới đây, một số chuỗi lớn tại Việt Nam như Golden Gate, The Coffee House, Aka House, Dairy Queen, Otoke Chicken, Guardian, Coffee Club, nhà hàng Hoàng Yến, 30Shine, Thế Giới Di Động, Kids Plaza… đã đứng ra làm một bản kiến nghị gửi đến Thủ tướng Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Tài chính.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7. [COVID-19] Vinatex đuối sức đường trường

Vinatex vẫn “khát” đơn hàng mới khi xuất khẩu khẩu trang chưa thể xem là mặt hàng chiến lược.

Vinatex vẫn “khát” đơn hàng mới khi xuất khẩu khẩu trang chưa thể xem là mặt hàng chiến lược.

Mặc dù nhanh chóng sản xuất khẩu trang để bù đắp thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhưng Vinatex vẫn “khát” đơn hàng mới khi xuất khẩu khẩu trang chưa thể xem là mặt hàng chiến lược.

Trong kịch bản xấu, nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục bị đóng cửa lâu hơn, Vinatex sẽ chìm sâu vào khủng hoảng, dẫn tới nhiều nhà máy có quy mô vừa và nhỏ buộc phải dừng hoạt động.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8. Bộ GTVT nên “buông” VNR

ĐBQH Trần Văn Lâm

ĐBQH Trần Văn Lâm.

Bộ Giao thông Vận tải cần “buông” và không nên can thiệp sâu vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).

Đây là quan điểm của ĐBQH Trần Văn Lâm, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội trước đề xuất đưa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) về Bộ Giao thông - Vận tải.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. "Quả bom nổ chậm" của Camimex

Camimex là doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, được biết đến nhiều bởi mặt hàng tôm sinh thái chế biến xuất khẩu.

Camimex là doanh nghiệp kinh doanh thủy sản, được biết đến nhiều bởi mặt hàng tôm sinh thái chế biến xuất khẩu.

Hàng tồn kho của Công ty cổ phần Camimex có xu hướng tăng mạnh trong năm 2019 và có thể là “quả bom nổ chậm” với doanh nghiệp ngành thủy sản này trong năm 2020.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. [COVID-19] Doanh nghiệp du lịch "kiệt sức" nhưng vẫn bị từ chối hồ sơ vay

Các khu du lịch vắng hoe, ngành du lịch Việt Nam bất động vì COVID-19

Các khu du lịch vắng hoe, ngành du lịch Việt Nam bất động vì COVID-19

Rất nhiều doanh nghiệp du lịch đang vất vả tìm cơ hội vay vốn lãi suất thấp theo gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ vì ngân hàng từ chối hồ sơ vay do quan ngại khả năng trả nợ.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. May Việt Tiến "ngấm mệt" vì COVID-19

Tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác, trong đó có May Việt Tiến.

Tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác, trong đó có May Việt Tiến.

Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình đại dịch COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến nhiều doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kịp giao hàng cho đối tác, trong đó có May Việt Tiến.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Dự án Tisco II loay hoay tìm lối thoát

Dự án TISCO II ngừng hoạt động từ nhiều năm nay.

Dự án TISCO II ngừng hoạt động từ nhiều năm nay.

Chưa đầy 9 tháng nữa là đến hạn mốc hoàn thành xử lý các dự án thua lỗ ngàn tỷ của ngành công thương nhưng khả năng về đích của dự án Tisco II vẫn là một dấu hỏi lớn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. Doanh nghiệp công nghệ và bài toán giữ chân nhân tài

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin.

Mức lương cho người có kinh nghiệm trong mảng công nghệ là 701-1.000 USD/tháng cao hơn hẳn so với nhiều ngành nghề khác, chỉ từ 200-500 USD/tháng, nhưng doanh nghiệp công nghệ vẫn khan hiếm nhân lực.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14. [NGÀNH GỖ VƯỢT “BÃO” COVID-19] Lấp “khoảng trống” thị trường nội địa

Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng đã tạo ra khoảng trống về mặt hàng gỗ tại thị trường nội địa.

Việc đứt gãy các chuỗi cung ứng đã tạo ra khoảng trống về mặt hàng gỗ tại thị trường nội địa.

Bán hàng online, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa... là những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp ngành gỗ giảm thiểu tác động từ dịch COVID-19.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. [NGÀNH DU LỊCH VƯỢT “BÃO” COVID-19] Thời điểm chuẩn bị cho một "chiến dịch" lớn

các doanh nghiệp trong nước cần lập kế hoạch và chuẩn bị triển khai một chiến dịch nhằm phục hồi du lịch quốc tế.

các doanh nghiệp trong nước cần lập kế hoạch và chuẩn bị triển khai một chiến dịch nhằm phục hồi du lịch quốc tế.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đánh giá, COVID-19 là lời “cảnh báo” đối với cơ quan quản lý du lịch không nên phụ thuộc quá vào một thị trường. Để phục hồi du lịch sau dịch thì thị trường nội địa phải xác định có tầm quan trọng hàng đầu; tiếp đến là mở rộng một số thị trường mục tiêu khác, nhất là Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16. Kinh doanh trực tuyến và thanh toán điện tử lên ngôi giữa dịch COVID-19

Hình thức thanh toán qua ví điện tử đang ngày càng trở nên thịnh hành hơn.

Hình thức thanh toán qua ví điện tử đang ngày càng trở nên thịnh hành hơn.

COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Tuy nhiên, nó cũng giúp loại hình kinh doanh trực tuyến (online) và thanh toán điện tử phát triển mạnh nhờ khả năng sáng tạo của các doanh nghiệp.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17. Giấc mơ xa vời của Thủy sản Minh Phú?

Nhiều năm đặt kế hoạch cao nhưng MPC không năm nào

Nhiều năm đặt kế hoạch cao nhưng MPC không năm nào "về đích".

Bất chấp COVID-19 và những lùm xùm về cáo buộc lẩn tránh thuế bán phá giá, Minh Phú đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2020 đạt 1.368 tỉ đồng, gấp ba lần so với kết quả năm 2019.

Được biết, các năm trước đó, MPC đều đặt kế hoạch cao nhưng không năm nào hoàn thành được kế hoạch.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

18. Thủy Tạ không còn "sống" nhờ kem

Năm 2019, lần đầu tiên nguồn thu chính của Công ty Thủy Tạ không còn đến từ kem, mà đến từ kinh doanh nhà hàng.

Năm 2019, lần đầu tiên nguồn thu chính của Công ty Thủy Tạ không còn đến từ kem, mà đến từ kinh doanh nhà hàng.

Năm 2019, lần đầu tiên nguồn thu chính của Công ty Thủy Tạ không còn đến từ kem, mà đến từ kinh doanh nhà hàng, trong khi doanh thu bán kem giảm sâu, chưa bằng một nửa so với các năm trước.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Khánh Hà