Quy định điện mặt trời “đá” định hướng đầu tư?
Quy định khống chế dự án dưới 1MW mới được gọi là điện mặt trời áp mái liệu có đi ngược định hướng đầu tư?
Ông Đào Du Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo Long Solar Energy Group - công ty đang vận hành gần 300 MW công suất điện mặt trời và còn 5 dự án có công suất đăng ký 500 MW (bao gồm điện mặt trời mặt đất và điện áp mái) cho rằng, các dự án điện mặt trời, điện gió, điện rác… đang là cơ hội mở cho các nhà đầu tư tư nhân. Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, đang tạo động lực lớn cho ngành năng lượng tái tạo.
Từ nay đến năm 2030, mỗi năm ngành điện Việt Nam cần đầu tư mới khoảng 8-12 tỷ USD, với sự chuyển dịch đầu tư ngày càng tăng vào năng lượng tái tạo.
Điện mặt trời mái nhà được cho là có vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực về nguồn điện. Từ khi có Quyết định 11/2017/QĐ-TTg đến nay, tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo đạt trên 5.500 MW. Riêng với điện mặt trời, có 5.000 MW đi vào vận hành, trong đó điện mặt trời áp mái có hơn 31.750 dự án, với tổng công suất là 658 MW. Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, giá mua với dự án điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 UScent/kWh, với dự án điện mặt trời mái nhà là 8,38 UScent/kWh và được đảm bảo trong 20 năm.
Tuy nhiên, Quyết định 13/2020 lại quy định, dự án điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 1 MW.
Thực tế, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, trang trại diện tích mái có thể tới vài heta. Tuy nhiên, quy định của điện mặt trời áp mái chỉ dưới 1MW thực sự không khuyến khích doanh nghiệp mở rộng diện tích.
Đặc biệt, do các cơ quan quản lý chưa ban hành bộ tiêu chuẩn của các thiết bị chính (pin quang điện, bộ chuyển đổi năng lượng) cũng như công bố các thiết bị, nhà cung cấp đạt chất lượng, nên triển khai các dự án điện mặt trời mái nhà còn nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp than thở, họ đã hoàn thành đến nay hơn 1 năm mà chưa thể thực hiện được. Hỏi đơn vị này thì lại bị đá sang đơn vị kia, từ điện lực địa phương lên Tổng công ty, rồi Tập đoàn. Đến giờ, doanh nghiệp chỉ nhận được câu trả lời là đang nghiên cứu, trong khi giá mua điện theo Quyết định 13/2020 sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Thậm chí, có doanh nghiệp cho biết, dự án điện mặt trời áp mái đã hoàn thành mà không thể ký hợp đồng mua bán. Điện lực tỉnh Ninh Thuận tự “đẻ ra quy định”, doanh nghiệp phải lắp hệ thống điện mặt trời lên toàn bộ diện tích nhà lưới hở, sân và đường giao thông mới được ký hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm
TGĐ nhà máy điện mặt trời Hòa Hội: "Con đường đầu tư vào năng lượng tái tạo không hề bằng phẳng"
16:07, 22/07/2020
Quy định vô lí về 1 MW điện mặt trời áp mái
21:01, 21/07/2020
Do đâu hàng chục nhà máy điện gió, điện mặt trời phát sai công suất?
05:30, 17/07/2020
Ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy điện mặt trời Hậu Giang
12:10, 26/06/2020