COVID-19 và cú đánh vào ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ

NGUYỄN CHUẨN 06/10/2020 05:30

Mặc kệ Daniel Craig và James Bond với "No Time To Die – không thời gian chết” nhưng ngành điện ảnh Mỹ đang phải “thở ô-xy” là điều người ta đang được chứng kiến!

Loạt phim “bom tấn” bị hoãn chiếu

Mới đây, các nhà sản xuất của MGM, Universal và Bond, bao gồm Michael G. Wilson và Barbara Broccoli cho biết, "No Time To Die", bộ phim thứ 25 trong loạt phim về James Bond, sẽ bị trì hoãn đến ngày 2 tháng 4 năm 2021 mới có thể được ra mắt trên toàn thế giới.

"No time to die" một "bom tấn" trong series 007 đã phải ngừng ra mắt vì làn sóng thứ hai từ COVID-19.

"Chúng tôi hiểu rằng sự chậm trễ sẽ gây thất vọng cho người hâm mộ nhưng vì mọi thứ, No Time To Die sẽ được chia sẻ vào năm tới", Michael G. Wilson và Barbara Broccoli tiết lộ.

Có thể nói, đây là “đòn chí mạng” đối với ngành công nghiệp điện ảnh đang bị đại dịch COVID-19 làm cho “sống dở chết dở”. Hơn một chục bộ phim lớn, bao gồm "Black Widow", "Tenet" và "Wonder Woman 1984", đã bị hoãn chiếu hoặc bỏ rạp hoặc chuyển sang dạng kỹ thuật số như trường hợp "Hoa Mộc Lan" của Disney .

Về cơ bản, loạt phim “bom tấn” về James Bond sinh lợi rất cao, đã thu về gần 5 tỷ USD trên toàn thế giới. Đây chính là bộ phim lớn đầu tiên bị trì hoãn vì đại dịch. 

Thời gian trước, bộ phim đã dự kiến ra rạp ở Mỹ vào ngày 10 tháng 4, nhưng bị hoãn đến ngày 25 tháng 11. Nhưng nay, các nhà sản xuất và phát hành quyết định hoãn tiếp sang năm 2021.

Quyết định hoãn chiếu bộ phim lần thứ hai được đưa ra trong bối cảnh COVID-19 tiếp tục hoành hành khắp nước Mỹ và đợt lây nhiễm thứ hai cũng đe dọa sự “phục hồi mong manh” của châu Âu. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện cũng đã nhiễm COVID-19, một số trợ lý cấp cao của Nhà Trắng cũng vậy. Điều này đang gây ra nhiều bất ổn hơn trong cuộc bầu cử sắp tới và các cuộc thảo luận về kích thích kinh tế đang cần nhiều hơn từ Washington.

Cơn bão COVID-19 “quét bay” các rạp chiếu phim!

Và hậu quả là ngành công nghiệp điện ảnh nước Mỹ và các rạp chiếu phim đang phải gánh chịu một trong những cơn bão khủng khiếp nhất trong lịch sử kinh doanh của họ.

Cinewwold - chuỗi rạp chiêu phim lớn thứ hai thế giới đang xem xét việc đóng cửa các rạp chiếu phim của mình.

Cineworld - chuỗi rạp chiêu phim lớn thứ hai thế giới đang xem xét việc đóng cửa các rạp chiếu phim của mình.

Hiệp hội Điện ảnh và các nhóm ngành khác của Mỹ đã lên tiếng thúc giục Quốc hội nước này ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các rạp chiếu phim. 

"Nếu tình trạng này tiếp tục, 69% công ty rạp chiếu phim quy mô vừa và nhỏ sẽ buộc phải nộp đơn phá sản hoặc đóng cửa vĩnh viễn, và 66% công việc tại rạp chiếu phim sẽ bị mất", một lá thư của các nhân vật tiếng tăm ở Hollywood, bao gồm James Cameron, Guy Ritchie và Martin Scorsese cho biết.

Trong một nỗ lực để lôi kéo mọi người trở lại, AMC, chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất thế giới, đã bán vé chỉ với …15 Cent vào ngày 20 tháng 8 khi mở cửa trở lại hơn 100 rạp chiếu ở Mỹ. Hầu hết trong số 1.000 rạp của công ty hiện đã mở cửa nhưng chỉ ở mức 40% công suất hoặc ít hơn.

AMC trước đó đã bày tỏ "sự hụt hẫng" về việc liệu họ có thể hoạt động kinh doanh hay không và lên tiếng báo lỗ khoản 2,7 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.

Cineworld, chủ sở hữu của Regal Cinemas, tuần trước cho biết họ có thể cần phải huy động thêm tiền mặt vào đầu năm tới nếu đợt nhiễm COVID-19 thứ hai gây ra tình trạng ngừng hoạt động "kéo dài" ở Mỹ và Anh. 

Cineworld cho biết cho đến nay họ đã mở lại 561 trên tổng số 778 rạp của mình. Trong số những rạp vẫn đóng cửa, có 200 đặt tại Mỹ, 11 ở Israel và 6 ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại ở Mỹ và Anh, rất có thể Cineworld, sẽ phải xem xét tạm thời đóng cửa các rạp chiếu của mình.

Regal hiện là chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ hai tại Mỹ sau AMC, với hơn 500 rạp. 

Tháng trước, chủ sở hữu rạp chiếu phim Regal đã báo cáo khoản lỗ 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020 do doanh thu sụt giảm 67%. Họ cũng đã cảnh báo về sự cần thiết phải huy động thêm quỹ trong trường hợp một làn sóng COVID-19 thứ hai dẫn đến việc ngừng hoạt động kéo dài hơn.

Theo một báo cáo từ CNN Business Recovery Tracker, doanh thu phòng vé ở Mỹ đã gần “chạm đáy”, chỉ đạt 11,3 triệu đô la vào ngày 1 tháng 10 so với mức cao nhất năm 2020 khoảng 247 triệu đô la vào ngày 23 tháng 1, một sự sụt giảm khủng khiếp!

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Fintech Ấn Độ điêu đứng vì COVID-19

    Doanh nghiệp Fintech Ấn Độ điêu đứng vì COVID-19

    11:30, 05/10/2020

  • Giao dịch liên kết (kỳ III): Tác động của COVID-19 tới tái cấu trúc doanh nghiệp

    Giao dịch liên kết (kỳ III): Tác động của COVID-19 tới tái cấu trúc doanh nghiệp

    05:00, 05/10/2020

  • Bài học từ một triệu ca tử vong do COVID-19

    Bài học từ một triệu ca tử vong do COVID-19

    08:15, 04/10/2020

  • Giá vàng tuần tới 5- 9/10: Trump nhiễm COVID-19, giá vàng sẽ ra sao?

    Giá vàng tuần tới 5- 9/10: Trump nhiễm COVID-19, giá vàng sẽ ra sao?

    05:34, 04/10/2020

  • Những nơi Tổng thống Trump đến trong tuần qua trước khi mắc COVID-19

    Những nơi Tổng thống Trump đến trong tuần qua trước khi mắc COVID-19

    11:07, 03/10/2020

NGUYỄN CHUẨN