Đổi thương hiệu thích ứng mùa dịch, “mỗi nhà một cách”!

NGUYỄN CHUẨN 08/03/2021 04:20

Với cách nghĩ của nhiều người, việc đổi thương hiệu là một phản ứng phòng thủ đối với cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, với một số doanh nghiệp họ coi đó là cách để thay đổi cục diện kinh doanh…

Các chuyên gia phân tích cho rằng, việc đổi thương hiệu là một quá trình thiết yếu, liên tục nhằm dự đoán các xu hướng và sau đó điều chỉnh thương hiệu thích ứng với các tình huống xấu xảy ra với doanh nghiệp.

Time Out đổi tên thành Time In khi COVID-19 bùng phát buộc phải

Time Out đổi tên thành Time In khi COVID-19 bùng phát buộc phải "giãn cách xã hội".

Đại dịch COVID-19 như một cơn lốc tràn qua trên toàn cầu, các thương hiệu lớn nhỏ đã và đang phải đối mặt với nó một cách hết sức chật vật. Nhiều công ty đã buộc phải đổi thương hiệu sau khi đánh mất lòng tin của khách hàng và phạm sai lầm về sức khỏe và an toàn, trong khi một số doanh nghiệp khác buộc phải đổi thương hiệu khi các sản phẩm và dịch vụ của họ trở nên kém khả thi trong thời đại giãn cách xã hội.

Có thể nói, việc xây dựng lại thương hiệu hay tự “refress” mình trong thời gian này là điều cần thiết đối với tất cả các công ty, không chỉ những công ty đang đối mặt với khủng hoảng. 

Những thương hiệu hàng đầu sẽ là những người quan sát xung quanh và xem sở thích của người tiêu dùng đang chuyển dần từ các giá trị cá nhân sang các thông điệp đoàn kết, cộng đồng và hàn gắn và sau đó, họ luôn biết cách khai thác sự thay đổi này để vươn lên dẫn đầu.

Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời đại COVID-19 là việc không chỉ thúc đẩy mối quan hệ truyền thống với đối tượng khách hàng của họ mà còn phải tạo ra các cộng đồng tập trung vào thương hiệu và giá trị thương hiệu của họ để thu hút và giữ chân khách hàng một cách lâu dài. Đây cũng là cái cách mà các thương hiệu lớn có được lòng trung thành của khách hàng suốt đời.

Vậy đổi thương hiệu để thích ứng mùa dịch là gì?

Ở giữa một cuộc khủng hoảng sức khỏe và kinh tế như hiện nay, việc duy trì hoạt động đã khó chứ đừng nói là phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thương hiệu vượt lên khó khăn, cố gắng tìm ra những hướng sáng tạo khác nhau để truyền tải thông điệp tới khách hàng, trong đó có việc “đổi thương hiệu” để thích ứng trong đại dịch.

Thương hiệu là của riêng doanh nghiệp, việc đổi thương hiệu là hành động thay đổi hình ảnh của cả một doanh nghiệp. Mục đích của việc đổi thương hiệu là tạo ra một bản sắc mới cho một thương hiệu đã có tên tuổi để phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc này cũng kéo theo sự đánh giá lại hình ảnh và thay đổi nhận thức của công chúng. 

Một thương hiệu tốt có thể giúp xây dựng lòng tin và nâng tầm doanh nghiệp lên một thứ gì đó hơn là một sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Lấy ví dụ như Tạp chí Time Out, một tập đoàn truyền thông và giải trí toàn cầu chẳng hạn, trong đại dịch COVID-19, khi chính phủ các nước yêu cầu đóng cửa các nhà hàng và quán bar ở các thành phố lớn. Đối với Time Out Group và các nhượng quyền của họ, điều này đồng nghĩa với việc ngừng phân phối hầu hết các tạp chí in, với việc quản lý trở thành chỉ dành cho kỹ thuật số và tất cả sáu địa điểm Time Out Market đều tạm dừng hoạt động. 

Time Out đã tái định vị thương hiệu của mình khi thay đổi biểu tượng 50 năm tuổi của mình thành Time In và chuyển trọng tâm nội dung của thương hiệu sang giải trí tại nhà, giao đồ ăn, thức uống và hỗ trợ kinh doanh địa phương. 

Hay như Chiquita, một công ty sản xuất chuối và sản phẩm tươi lớn nhất của Mỹ đã đăng tải logo của họ lên tài khoản Instagram của mình, điều đặc biệt là sự thiếu vắng đi linh vật biểu tượng của thương hiệu – Miss Chiquita.

Logo Chiquita thiếu vắng hình ảnh Miss Chiquita nổi tiếng.

Logo Chiquita thiếu vắng hình ảnh Miss Chiquita nổi tiếng.

Đơn giản, Chiquita đang truyền tải một thông điệp, Miss Chiquita – linh vật của thương hiệu đang không có mặt ở đây, bởi lẽ cô ấy đang “cách ly ở nhà”. Qua đó thương hiệu muốn khuyến khích khách hàng cũng nên ở nhà để tự bảo vệ bản thân.

Hay như McDonald’s Brazil, trong đại dịch COVID-19 họ đã sáng tạo bằng cách thay đổi logo huyền thoại của hãng bằng việc để mái vòm tách đôi với thông điệp "giữ khoảng cách", với thông điệp "xa một lúc để ở bên nhau mãi mãi".

Ngay lập tức, hình ảnh này của McDonald’s Brazil đã thu về những con số tương tác "khủng" với hơn 295k lượt thả cảm xúc, 24k bình luận cùng 145k lượt chia sẻ với những lời khen dành cho sự tinh tế của đội ngũ McDonald's trong bối cảnh u ám của mùa dịch COVID-19.

Có một doanh nhân đã từng nói, trong kinh doanh, tính linh hoạt có nghĩa là khả năng tồn tại. Trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu, các thương hiệu cần có sự linh hoạt nếu họ muốn đạt được lợi nhuận lâu dài. Việc thay đổi thương hiệu một cách hợp lý có thể sẽ khiến cho doanh nghiệp đó không những vượt qua khủng hoảng mà còn có thể tận dụng thời cơ để phát triển mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm

  • Đổi tên thương hiệu Big C, Central Retail nói gì?

    Đổi tên thương hiệu Big C, Central Retail nói gì?

    13:27, 04/03/2021

  • Đằng sau việc

    Đằng sau việc "khai tử" thương hiệu Big C

    04:00, 03/03/2021

  • Big C tái định vị thương hiệu - chuyển đổi sang 02 mô hình mới là GO! và Tops Market

    Big C tái định vị thương hiệu - chuyển đổi sang 02 mô hình mới là GO! và Tops Market

    17:17, 02/03/2021

  • Techcombank lọt Top 270 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2021

    Techcombank lọt Top 270 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2021

    05:30, 01/03/2021

NGUYỄN CHUẨN