Nghịch lý ngành lúa gạo: Nhu cầu quốc tế tăng cao nhưng doanh nghiệp không thể xuất hàng

THY HẰNG 07/08/2021 13:37

Nhu cầu gạo trên thế giới vẫn rất cao, thị trường lớn như Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam tuy nhiên doanh nghiệp Việt lại không thể giao hàng.

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến của Bộ NNPTNT về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL sáng nay (ngày 7/9), ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, sản lượng thu mua lúa hè thu sụt giảm 20-30% trong khi nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện "3 tại chỗ".

cuộc họp trực tuyến của Bộ NNPTNT về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL sáng nay (ngày 7/9).

Cuộc họp trực tuyến của Bộ NNPTNT về tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL sáng nay (ngày 7/9).

Đứt gãy chuỗi cung ứng

Theo đó, nhiều nhà máy sấy lúa, nhà máy xay, ghe…. không hoạt động được do yêu cầu phải có giấy xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2; nhiều thương lái lo đi vào vùng dịch về phải cách ly...

Theo ông Lê Thanh Tùng, hiện tại giá lúa gạo và các hàng nông sản khác giảm sâu, không phải do cung cầu mà là do đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng. Các khách quốc tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp không giao hàng được. 

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, nhu cầu gạo trên thế giới vẫn rất cao, tín hiệu tốt là thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Điều đáng nói, hiện nay, Tân Cảng Cát Lái là cảng container chính đã ngừng nhận giao gạo xuất khẩu từ tháng 07/2021 và chưa rõ khi nào có thể tiếp tục.

Thực tế không riêng với mặt hàng lúa gạo, trong cuộc họp giữa các hiệp hội ngành hàng và các hãng tàu vào đầu tuần, Hiệp hội rau quả và Hiệp hội hồ tiêu...cũng cho biết lưu thông mặt hàng nông sản gặp khó do các quy định trong phòng chống dịch và chi phí logistics tăng cao. Thậm chí, còn có hiện tượng một số hãng tàu từ chối vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu bằng container lạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, nhu cầu gạo trên thế giới vẫn rất cao, tín hiệu tốt là thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, nhu cầu gạo trên thế giới vẫn rất cao, tín hiệu tốt là thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Từ thực tế đó, để giải phóng lượng lúa còn tồn đọng trong dân, đồng loạt các doanh nghiệp đều kiến nghị các địa phương tạo điều kiện cho đội ngũ đi thu mua lúa, các ngân hàng có chính sách ưu đãi lãi suất để các doanh nghiệp tích cực thu mua lúa tạm trữ cho nông dân.

Phối hợp địa phương đồng thuận mở “luồng xanh”

Tại cuộc họp, đại diện Tập đoàn Lộc Trời cam kết sẽ thu mua một số giống lúa cho dân với giá ổn định, không để rớt giá, cam kết không tăng giá vật tư nông nghiệp trong năm 2021 và cung cấp đầy đủ vật tư nông nghiệp cho các hợp tác xã sản xuất lúa thu đông; đảm bảo tiến độ giao hàng xuất khẩu và nội địa.

Để thực hiện được cam kết này, đại diện Tập đoàn Lộc Trời kiến nghị các tỉnh hỗ trợ "luồng xanh" cho xe vận chuyển lúa.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách ưu đãi lãi suất để doanh nghiệp vay thu mua lúa cho dân. "Muốn chặn đà giảm giá thì phải đặt cọc cho nông dân để mua lúa", đại diện Tập đoàn Lộc Trời nói.

Đó cũng là kiến nghị của lãnh đạo và doanh nghiệp nhiều địa phương như Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang.

Đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề tắc nghẽn trong lưu thông cho nông sản xuất khẩu, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, giữa các địa phương cần thống nhất việc kiểm soát phương tiện đi mua lúa, tạo điều kiện cho thương lái đi thu mua chứ mua về cách ly người ta thì rất khó.

"Hiện, cảng Cát Lái bị phong tỏa, nhiều tàu phải nằm chờ ở bên ngoài đợi vào lấy gạo, phải có phương án cho tàu vào lấy gạo thì doanh nghiệp mới tháo gỡ được gạo trong kho, sau đó mới đi mua tiếp cho nông dân", ông Thư nói.

Doanh nghiệp đề nghị ngân hàng

Doanh nghiệp đề nghị ngân hàng có chính sách ưu đãi lãi suất để doanh nghiệp vay thu mua lúa cho dân.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đề nghị, lãnh đạo các địa phương phải lập tức vào cuộc tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hoá, vận tải.

"Một số địa phương làm chặt qua khiến thương lái không thu mua được, ảnh hưởng đến giá lúa, do vậy các địa phương phải có phương án tạo điều kiện lưu thông an toàn, không thể đóng tất cả được", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp thu mua lúa gạo nên giảm áp lực cho cảng Cát Lái. “Thay vì đưa hàng lên cảng mới đóng container thì tại sao không làm trước để giảm tải nguồn nhân lực, giảm tải địa điểm, diện tích đóng gói?”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đặt vấn đề.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL chỉ đạo Sở NNPTNT, chính quyền địa phương thành lập các Tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản.

Đồng thời thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh cho tổ chức, cá nhân trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp. 

Ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng trong chuỗi cung ứng: tài xế, ghe, salan vận chuyển, công nhân tại các nhà máy, bốc xếp tại cảng, giám định hàng hóa, khử trùng, nhân sự giao nhận xuất nhập khẩu của các công ty xuất khẩu phải giao dịch chứng từ ở nhiều nơi.

Hỗ trợ thuế, các khoản phí cho doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh, hiện các chi phí test nhanh và PCR, chi phí ăn, ở cho các lao động "3 tại chỗ".

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu trái cây nguy cơ mất thị trường

    05:37, 07/08/2021

  • Chi phí logistics "phi mã": Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực nguy cơ mất thị trường

    04:15, 02/08/2021

  • Lo xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm tuột dốc

    04:00, 03/08/2021

THY HẰNG