Doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng vì không có giấy đi đường

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 26/08/2021 03:50

Khó đăng ký giấy đi đường, hàng loạt Hiệp hội ngành hàng cầu cứu Thủ tướng, xin tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn TP HCM

Trước những khó khăn trong việc đăng ký hồ sơ xin cấp giấy đi đường, ngày 25/8/2021, các Hiệp hội ngành hàng gồm: Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, Hiệp hội Gỗ Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã gửi kiến nghị cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp hội viên hiệp hội để thực hiện nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn TP HCM.

Khó đăng ký giấy giấy đi đường, hàng loạt Hiệp hội ngành hàng buộc phải cầu cứu Thủ tướng, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội viên thực hiện nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn TP HCM

Khó đăng ký giấy giấy đi đường, hàng loạt Hiệp hội ngành hàng buộc phải cầu cứu Thủ tướng, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội viên thực hiện nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn TP HCM

Theo thư cầu cứu của các Hiệp hội ngành hàng gửi lên Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng, bộ trưởng các bộ: Công thương, GTVT, Chủ tịch UBND TP HCM và Giám đốc Sở Công thương TP HCM. Các hiệp hội cho rằng trong quá trình làm thủ tục đăng ký cấp giấy đi đường còn tồn tại nhiều bất cập và mất khá nhiều thời gian khiến các doanh nghiệp gặp khó, cụ thể:

Theo quy định tại Công văn 2796/UBND-VX và Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 của UBND TP HCM về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông, đề cập nhóm đối tượng được cấp giấy phép lưu thông là nhân viên làm việc liên quan xuất nhập khẩu hàng hóa có mã số đơn vị cấp là 3D.

Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 của UBND TP HCM về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông

Công văn 2800/UBND-VX ngày 21/8/2021 của UBND TP HCM về việc tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông

Những nhân viên tại các đơn vị, doanh nghiệp này được đi lại trong thời gian từ 6 giờ đến 18 giờ theo số lượng và phạm vi hoạt động của từng doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, ngày 22/8/2021, Sở Công Thương TP.HCM ban hành quy trình hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa (cung ứng dịch vụ logistics) đăng ký cấp giấy đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách từ ngày 23/8/2021 đến ngày 5/9/2021.

Trước các văn bản nêu trên, thì nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nộp hồ sơ đến Sở Công thương TP HCM để đăng ký xin cấp giấy đi đường.

Thế nhưng, ngày 24/8/2021, Sở Công Thương TP HCM lại tiếp tục ban hành Công văn số 3996/SCT-QLCN về việc phân công cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất từ ngày 23/8/2021 đến 6/9/2021 trên địa bàn TP HCM.

Theo đó, Sở Công Thương chỉ cấp giấy đi đường cho nhân viên của các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vận tải, logistics chuyên nghiệp); UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện sẽ cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất vừa cung ứng hàng hóa nội địa, vừa trực tiếp xuất nhập khẩu.

Thế nhưng, ngày 24/8/2021, Sở Công Thương TP HCM lại tiếp tục ban hành Công văn số 3996/SCT-QLCN về việc phân công cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất từ ngày 23/8/2021 đến 6/9/2021 trên địa bàn TP HCM.

Ngày 24/8/2021, Sở Công Thương TP HCM lại tiếp tục ban hành Công văn số 3996/SCT-QLCN về việc phân công cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp sản xuất từ ngày 23/8/2021 đến 6/9/2021 trên địa bàn TP HCM, làm khó cho doanh nghiệp.

Như vậy, vô hình chung, các doanh nghiệp thành viên của các hiệp hội nêu trên sẽ không được Sở Công thương cấp giấy đi đường, mà  ngược lại, các doanh nghiệp lại phải nộp đơn đến UBND cấp quận để xin giấy.

Trên thực tế, thời gian nộp hồ sơ 5 ngày trôi qua, và nếu gửi hồ sơ lần nữa chắc chắn sẽ phải mất thêm thời gian chờ đợi, trong khi chỉ còn 10 ngày nữa là hết thời hạn 6/9, tức là giấy đi đường nếu được cấp cũng sẽ gần hết thời hạn hiệu lực. Và nếu cứ như vậy, doanh nghiệp sẽ phải xin cấp lại nếu TP HCM tiếp tục giãn cách.

Như vậy, điều này đã và đang gây khó khăn rất lớn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu dẫn đến doanh nghiệp bị đình trệ, đồng thời phải đối mặt với tổn thất rất lớn về chi phí lưu kho bãi, hàng hóa để lâu sẽ bị giảm chất lượng, trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng về tiến độ giao hàng cho các khách hàng quốc tế là chưa thể lường trước được -  các Hiệp hội nêu.

 Cũng theo các Hiệp hội, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đều phải tự thực hiện bộ hồ sơ xuất khẩu bằng giấy (không có thủ tục online) và các nghiệp vụ liên quan, không phải tất cả đều sử dụng dịch vụ qua các công ty dịch vụ logistics.

trong trường hợp các doanh nghiệp không được phê duyệt cấp giấy đi đường để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sẽ gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung khi mà kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm gần 1/2 của cả nước, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được, tốn chi phí lưu trữ hàng hóa

Trong trường hợp các doanh nghiệp không được phê duyệt cấp giấy đi đường để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sẽ gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp. Hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được, tốn chi phí lưu trữ hàng hóa.

Đến thời điểm này, các doanh nghiệp không biết phải đăng ký giấy đi đường ở đâu vì không xác định thuộc diện đối tượng nào và ai phụ trách. Bên cạnh đó, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Long An tập trung nhiều nhà máy của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu như gạo, gỗ, thủy sản, cao su, rau quả, điều, cà phê, hồ tiêu ...

Do đó, trong trường hợp các doanh nghiệp không được phê duyệt cấp giấy đi đường để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sẽ gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung khi mà kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm gần 1/2 của cả nước, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được, tốn chi phí lưu trữ hàng hóa, nhà máy phải tạm ngưng sản xuất, công nhân mất việc, doanh nghiệp mất uy tín đối với các nhà nhập khẩu.

Vì vậy, để tháo gỡ cho các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành kiến nghị Thủ tướng và các bộ ban ngành quan tâm, xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của doanh nghiệp hội viên trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp để duy trì sản xuất, xuất khẩu trong thời điểm hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp kêu khó trong lưu thông hàng hoá, Bộ GTVT và Công Thương nói gì?

    20:00, 11/08/2021

  • Doanh nghiệp kêu “ba tại chỗ - đa bất cập”

    11:00, 12/08/2021

  • Doanh nghiệp kêu "oằn mình gánh phí", CII kiến nghị giảm 10% giá vé

    14:50, 24/06/2021

  • Hải Dương: Doanh nghiệp kêu vướng thủ tục đất đai liên quan đến Nghị định 148/2020

    08:00, 18/05/2021

  • Doanh nghiệp kêu cứu vì “thuế chồng thuế”

    05:20, 16/02/2020

HƯƠNG GIANG - DUY LONG