Tối ưu hoá chi phí logistics cho doanh nghiệp dệt may "cán đích"

THY HẰNG 16/12/2021 16:01

Để ngành dệt may cán mốc xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2021, thách thức về logistics là một thách thức rất lớn mà ngành chưa bao giờ phải đối mặt với chi phí logistics rất cao.

>>>Năm kiến nghị khôi phục chuỗi cung ứng doanh nghiệp ngành logistics

Để ngành dệt may cán mốc xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2021, thách thức về logistics là một thách thức rất lớn mà ngành chưa bao giờ phải đối mặt với chi phí logistics rất cao.

Để ngành dệt may cán mốc xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2021, thách thức về logistics là một thách thức rất lớn mà ngành chưa bao giờ phải đối mặt với chi phí logistics rất cao.

Chi phí cao "chưa từng có"

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10, nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất của các công ty may, trong đó có May 10 đang phải nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc. Năm 2020, khi dịch COVID-19 mới bùng phát, các nhà sản xuất nguyên phụ liệu của Trung Quốc phải tạm dừng hoạt động nên công ty không có nguyên liệu để sản xuất.

"Sang đến năm 2021, thị trường Trung Quốc khôi phục trở lại thì lại không có container để các nhà cung cấp xuất khẩu nguyên phụ liệu, khi có container thì không có tàu, khi có tàu thì phải mất nhiều thời gian mới nhận được hàng. Không chỉ đầu nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, mà sau khi sản xuất ra, việc xuất khẩu giao hàng cho đối tác cũng bị chậm tiến độ từ sáu tuần đến một tháng, gây ra thiệt hại nặng nề", ông Thân Đức Việt nêu.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) thậm chí còn từng chia sẻ, một doanh nghiệp dệt may đã phải đặt nguyên một tàu bay A330, tương đương một container, để chuyển kịp đơn hàng sang Nhật Bản. Trong 3 tháng 9, 10, 11, doanh nghiệp này đã phải tốn chi phí lên đến 400 nghìn USD để chuyển hàng bằng máy bay.

Ngoài ra, còn có những công ty lớn, trong 2 tháng 10 và 11 đã phải chi đến 1,8 triệu USD để chuyển hàng bằng máy bay.

một doanh nghiệp dệt may đã phải đặt nguyên một tàu bay A330, tương đương một container, để chuyển kịp đơn hàng sang Nhật Bản.

Một doanh nghiệp dệt may đã phải đặt nguyên một tàu bay A330, tương đương một container, để chuyển kịp đơn hàng sang Nhật Bản.

Từ thực tế này, để ngành dệt may cả nước cán mốc xuất khẩu 39 tỷ USD như dự kiến, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực vượt bậc để vượt qua 3 thách thức là: duy trì chuỗi cung ứng, logistics và về nguồn lao động. Trong đó, Phó Tổng thư ký VITAS đặc biệt nhấn mạnh, thách thức về logistics là một thách thức rất lớn mà chưa bao giờ ngành dệt may Việt Nam phải chịu với chi phí logistics cao.

>>>Năm kiến nghị khôi phục chuỗi cung ứng doanh nghiệp ngành logistics

>>>Kịch bản nào cho ngành dệt may năm 2022?

Giải pháp tối ưu chi phí logistics

Do đó, VITAS đã kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2035 để doanh nghiệp nắm được lộ trình rõ ràng về sự ủng hộ của Nhà nước.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ có quyết sách phát triển vận tải đường biển mang thương hiệu Việt Nam với đội tàu container lớn, kinh doanh các tuyến xa đi Mỹ, châu Âu và những thị trường lớn. Có như vậy, mới đảm bảo được sự chủ động và thế mạnh cạnh tranh không chỉ của ngành hàng dệt may mà cả những ngành hàng chủ lực khác.

Về phía hội viên VITAS và các doanh nghiệp dệt may, bà Mai khuyến nghị các doanh nghiệp cần phải luôn xem xét khả năng và nhu cầu của mình để xây dựng kế hoạch thời gian chi tiết, có kế hoạch dự phòng, chỉ sử dụng một nền tảng quản lý, vận hành tinh gọn. Sử dụng các nhà cung cấp đa nhiệm và xem xét việc thuê ngoài nhằm tối ưu hóa hoạt động và chi phí logistics.

Báo cáo Logistics 2021 vừa được công bố cũng cho thấy, một xu hướng tích cực trong ngành dệt may để tối ưu chi phí logistics, là các doanh nghiệp tăng cường liên kết với nhau, như doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp dệt may kết hợp chặt chẽ với nhau để giảm thời gian vận chuyển hàng hoá, giảm thiểu những thủ tục rườm rà trong xuất, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp liên kết để mua bán nguyên liệu trong nước, thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc tăng giá. Các doanh nghiệp liên kết để chia sẻ đơn hàng. Hay liên kết để học hỏi kinh nghiệm của nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn đang thiếu các kênh thông tin và cơ chế hỗ trợ để liên kết, chưa có một cổng thông tin toàn diện về ngành để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác hợp tác hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp dệt may, da giày quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại và nâng cao hiệu quả quản trị thông qua áp dụng các tiêu chuẩn quản lý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chủ động phát triển, ứng dụng các giải pháp logistics nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, nhằm tối ưu hóa chi phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất xây dựng trung tâm đào tạo nhân lực logistics trọng điểm

    17:30, 14/12/2021

  • Năm kiến nghị khôi phục chuỗi cung ứng doanh nghiệp ngành logistics

    15:50, 14/12/2021

  • “Cần tầm nhìn mới về chuyển đổi số trong logistics”

    16:16, 11/12/2021

  • Kịch bản nào cho ngành dệt may năm 2022?

    03:30, 09/12/2021

  • Dệt may Việt Nam phục hồi theo nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Mỹ và EU

    04:00, 06/12/2021

THY HẰNG